| Hotline: 0983.970.780

Đói lũ, đói ăn

Thứ Tư 06/10/2010 , 10:57 (GMT+7)

Mỗi mùa nước nổi, các tỉnh miền Tây bị ngập chìm trong biển nước. Nhưng đổi lại, người dân vẫn có thể thu hoạch lớn. Tuy nhiên, mùa lũ năm nay đã khác hẳn.

Mỗi mùa nước nổi, các tỉnh miền Tây bị ngập chìm trong biển nước. Nhưng đổi lại, người dân có thể thu hoạch lớn từ nguồn lợi thủy sản và những sản vật đặc trưng trong mùa lũ. Tuy nhiên, mùa lũ năm nay đã khác hẳn.

Mất mùa cá linh

Từ đầu vụ tới giờ, anh Nhân liên tục chịu lỗ tiền dầu vì không gặp cá

Những năm trước, thời điểm này nước lũ từ thượng nguồn sông Mê kông đã cuồn cuộn đổ về. Nhưng năm nay, người dân ĐBSCL mỏi mắt trông mong mà nước cũng mấp mé bờ bãi. Nhiều người dân sống mưu sinh bằng nghề chài lưới nay phải gác tay chèo vì thiếu lũ, tôm cá không về…

Trời phú cho người nông dân đồng bằng sông Cửu Long những cánh đồng mầu mỡ, nông sản, thủy sản ê hề. Như thường lệ, cứ đến tháng 7, nước lũ về chở nặng phù sa, bồi đắp cho đồng ruộng, nước là nguồn sinh thủy để củ sen, củ súng nở bông, hoa điên điển ngập tràn bến bãi. Khi ấy, từng đàn cá linh từ thượng nguồn sông Mê kông lại theo dòng nước xuôi về. Cá nhiều đến nỗi mỗi khi quăng chài người ta phải “trích” đáy xả cho khỏi bục lưới…

Tuy nhiên hàng trăm năm qua cuộc sống của những người dân nơi đây vẫn phập phù, bấp bênh theo con nước. Nước lớn có thể cuốn trôi nhà cửa, cướp đi tài sản tính mạng. Có thời kì, nước lớn triền miên, hộ dân nghèo vùng lũ không tích đủ lương thực phải hái bông điên điển ven sông để duy trì sự sống. Món canh bông điên điển đã ăn sâu vào tiềm thức của người Tây Nam bộ. Hoa điên điển trở thành biểu trưng của sự đói nghèo và người ta gắn tên của loài hoa mùa lũ này với những chàng rể vô tích sự, tối ngày chỉ nhậu nhẹt không chăm lo cho gia đình.

Mấy năm gần đây, đời sống được nâng lên, miền Tây không còn cảnh thiếu ăn mùa lũ nhưng người dân nơi đây vẫn giữ thói quen sử dụng hoa điên điển trong các bữa ăn, như một hoài niệm, thậm chí thành món đặc sản mùa lũ. Hoa điên điển được muối chua, ăn kèm rau sống, bún cá hoặc lẩu. Và rồi cũng như hoa sen, hoa súng, cá linh và các sản vật khác mùa lũ, hoa điên điển bắt đầu được khai thác, bày bán ở chợ, giá lên tới 20- 25 ngàn đồng/kg trở thành một nguồn thu nhập của nông dân đồng bằng sông Cửu Long.

Lợi nhuận do mùa nước lũ mang lại là rất lớn. Nhiều tỉnh đã xây dựng hẳn đề án phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân trong mùa nước lũ, trong đó đi đầu là tỉnh An Giang. Người dân đã quen gọi là “mùa nước” hay “mùa nước nổi” chứ ít ai gọi là mùa lũ. Năm nào có nước về nhiều thì sống khỏe vì dễ làm ra tiền. Ngược lại, nước nhỏ quá thì thu nhập kém, dẫn đến đói nghèo. Theo ước tính của ngành nông nghiệp An Giang, mùa lũ năm 2009 đã mang lại khoản lợi nhuận cho người dân khoảng 1.500 tỷ đồng. Năm nay lũ không về, đồng nghĩa với người dân đã mất đi nguồn thu nhập không lồ do thiên nhiên ban tặng.

Có thể nói, cá linh là nguồn lợi lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long vào mùa lũ. Hồi mới giải phóng, cá Linh nhiều đến mức ăn không hết, bán không tiêu. Người ta phải lấy cá linh làm thức ăn gia súc, gia cầm thậm chí chôn ủ dưới chân ruộng làm phân bón. Nhưng năm nay ngay cả cá Linh cũng trở nên cạn kiệt. Ông Huỳnh Văn Nguyệt, một nhà báo cao niên, đã gắn bó gần 70 năm với người dân vùng lũ cho biết: “Con nước trên 5m thì thành thiên tai, từ 4-5 m thì thủy sản nhiều nhưng dưới 3m dân sẽ khó khăn vì mất đi nguồn lợi thủy sản. Năm nay, lũ chẳng về. Đói lũ thì đói ăn hẳn nhiên rồi...”.

 Do khan hiếm nên hồi đầu mùa, giá cá linh tăng vọt lên tới 80 ngàn đồng/kg. Giá lên cao nhưng người dân lại không có cá để bán. Như hộ anh Trần Ngọc Nhân, Ấp Bình Chánh, xã Bình Long, cá linh là nguồn sống của cả gia đình. Hàng ngày, anh vẫn chở vợ bằng ghe máy đi kiếm cá. Những năm trước, tuy cá linh chỉ bán được ở mức 10 – 15 ngàn/kg nhưng mỗi ngày tối thiểu hai vợ chồng cũng kiếm được vài chục kg, nếu may mắn gặp đàn cá lớn thì được tới bạc triệu. Ngày nọ bù ngày kia, cứ vào mùa thì mỗi bữa chợ về thu vài ba trăm ngàn là cầm chắc.

+ Mất lũ một vụ người nông dân như anh Nhân, anh Linh đã thấy cuộc sống mưu sinh thật khó khăn nhưng điều đáng lo ngại hơn TQ xây đập thủy điện nơi thượng nguồn sông Mê Kông, e rằng những năm sau lũ cũng không về. Các thương lái miền Tây đã sang tận hai nước Lào, Campuchia để nhập thủy sản nhưng cũng gặp tình trạng tương tự.

+ Thiếu lũ, bà con nông dân miền Tây Nam Bộ không chỉ mất đi nguồn lợi thủy sản mà còn phải tăng chi phí sản xuất nông nghiệp vào phân bón, thuốc trừ sâu. Bởi lũ có tác dụng thau chua, rửa mặn, ngâm ủ diệt trừ mầm bệnh và mang một lượng phù sa khổng lồ để bón cho đồng ruộng…

Năm nay, từ đầu vụ đến giờ hai vợ chồng anh liên tục phải chịu lỗ tiền dầu vì không gặp cá. Hai hôm rồi cũng vậy, chỉ vớt vát được vài kg cá nhỏ, loại để chăn nuôi có giá 5.000 đồng/kg. Hạch toán ra vẫn lỗ 20.000 đồng chi phí xăng dầu mỗi ngày, chưa kể công xá. Ở ấp Bình Chánh, nếu có 100 hộ thì tới 90 hộ có nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ. Vậy nên, không chỉ gia đình anh Nhân mà hầu hết các hộ dân trong ấp đều gặp khó khăn. Gia đình anh Nguyễn Văn Linh cũng vậy, thu nhập của cả gia đình trông chờ vào một tay anh cào hến. Năm ngoái, cứ dong thuyền ra sông anh Linh có thể mang về vài trăm kg hến, thu nhập trung bình mỗi ngày được 200-300 ngàn. Nhưng năm nay lũ không về nên sản lượng hến thu được không bằng 1/3 năm ngoái.

Mặc dù giá hến cũng tăng vọt từ 5.000 đồng/kg lên tới 12.000 đồng/kg, mỗi ngày anh Linh cũng chỉ để ra khoảng 100 ngàn đồng sau khi trừ hết chi phí. Số tiền cũng chỉ vừa vặn cho cả gia đình chi tiêu sinh hoạt. Còn thì đến kì khai giảng vừa rồi, 2 đứa con đi học phải mua sách vở, tiền xây dựng trường lớp, học phí… sơ sơ tổng chi phí cũng mất trên 2 triệu đồng. Nếu công việc cào hến được thuận lợi như trước đây hai vợ chồng đã không phải lo nghĩ, chỉ gắng sức làm mấy ngày là kiếm ra. Đằng này vẫn phải đi vay mượn lấy tiền cho con đi học mà không biết đến khi nào mới trả nổi nợ. Thôi thì vẫn phải cắn răng chắt bóp, bớt xén chỗ này để bù vào chỗ kia.

Người khai thác hến thủ công như vợ chồng anh Linh tuy gặp khó khăn nhưng còn túc tắc kiếm đủ ăn, còn hầu hết các hộ đầu tư máy móc để cào hến đến nay đều phải dừng khai thác vì chi phí quá lớn mà sản lượng không đủ để trang trải. Nhiều hộ phải chấp nhận bỏ thuyền để lên bờ đi làm thuê, làm mướn.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm