| Hotline: 0983.970.780

Du lịch làng nghề An Giang, tiềm năng còn bỏ ngỏ

Thứ Bảy 01/10/2016 , 06:45 (GMT+7)

Hiện tỉnh An Giang có 34 làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với dịch vụ phát triển du lịch, trong đó có 26 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận. Từ gắn kết du lịch với hoạt động làng nghề ..

Đặc biệt, 14 làng nghề truyền thống đã tồn tại từ trên 50 năm: Nghề rèn Phú Mỹ (Phú Tân), nghề dệt gấm Mỹ A (TX. Tân Châu), làng dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong (TX. Tân Châu) trên 100 năm, làng nghề mộc Chợ Thủ (Chợ Mới) xuất hiện từ giữa thế kỷ 18, làng nghề nấu đường thốt nốt…

Đây là một trong những tour du lịch tiêu biểu gắn với làng nghề truyền thống và đã được triển khai hiệu quả trong thời gian qua. Vài năm trở lại đây, An Giang có thêm nhiều làng nghề mới sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng được khách du lịch ưa chuộng, được làm từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương: Nghề dệt chiếu Uzu, mỹ nghệ tre bông, tranh lá thốt nốt, thắt bính lục bình.

Làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, phát triển du lịch gắn làng nghề không chỉ mang lại lợi nhuận về kinh tế mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh thiên nhiên, bản sắc văn hóa và con người An Giang.

Những năm qua, An Giang đã hình thành 6 điểm “gắn kết” du lịch với phát triển làng nghề thủ công nghiệp như tuyến du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng với làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh; làng nhang Bình Đức (TP Long Xuyên), làng nghề dệt thổ cẩm Châu Giang (TX Tân Châu) gắn với Trung tâm du lịch cộng đồng Châu Phong; làng nghề dệt thổ cẩm Văn Giáo, An Hảo (huyện Tịnh Biên), làng nghề sản xuất đường thốt nốt An Phú (huyện Tịnh Biên) gắn với mô hình du lịch nông nghiệp; làng nghề mộc Chợ Thủ gắn với mô hình du lịch sinh thái cù lao Giêng…

Từ gắn kết du lịch với hoạt động làng nghề thủ công nghiệp có trên 6.300 hộ dân với gần 20 ngàn lao động nông thôn có thêm việc làm, thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng. Giá trị sản xuất hàng năm từ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đạt trên 500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 300 ngàn USD.

21-19-57_dscn2666
Đường thốt nốt - đặc sản An Giang được đổ vào khuôn

 

Theo bà Võ Thị Liên - Giám đốc Trung tâm Khuyến công An Giang, 3 năm qua, chương trình khuyến công tỉnh An Giang đã huy động được trên 45 tỷ đồng để đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và các dịch vụ khuyến công.

Theo đó, chương trình khuyến công tỉnh An Giang đã tổ chức đào tạo, truyền nghề được 85 lớp, gần 5 lần so với kế hoạch (dự kiến 18 lớp). Qua đó, giải quyết việc làm cho 2.550 lao động thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cơ khí chế tạo và sản xuất, gia công hàng dệt may, thêu, rua, sản xuất đường thốt nốt…

Bên cạnh đó, các ngành chức năng tỉnh đã xây dựng được 25 mô hình trình diễn kỹ thuật cho nghề mộc, sản xuất đường thốt nốt, may gia công, dệt chiếu…

“Đồng thời, hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất cho 211 dự án trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn hỗ trợ và tạo điều kiện cho 20 doanh nghiệp áp dụng công cụ cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng và công bố 30 sản phẩm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật địa phương…”, bà Liên nói.

Khai thác đặc thù sinh hoạt cộng đồng dân tộc Chăm, Tổ hợp tác (THT) Du lịch làng Chăm xã Châu Phong (TX Tân Châu) với 10 hộ làm nghề dệt thổ cẩm và thêu tham gia. Đây là một trong 15 điểm thuộc dự án thành lập Trung tâm Du lịch nông dân, do Tổ chức hỗ trợ phát triển Quốc tế Hà Lan (Agriterra) tài trợ.

Bình quân mỗi tháng, THT đón trên 600 lượt khách đến tham quan, đa số là người nước ngoài. Đồng bào Chăm ở xã Châu Phong đã biết khai thác các sản phẩm truyền thống đặc trưng nên các sản phẩm xà rông, túi xách, khăn choàng…luôn thu hút khách tham quan.

Anh Mohamal Haji Tares (ấp Phũm Soài, Châu Phong) cho biết, để đa dạng hóa sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đòi hỏi các nghệ nhân không ngừng sáng tạo các hoa văn, phối màu khác nhau. “Thổ cẩm người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều nhưng làng nghề vẫn bảo lưu đậm các yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua việc sử dụng khung dệt phóng thoi”, anh Mohamal Haji Tares nói.

Những năm gần đây, Cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên), đang nở rộ dịch vụ du lịch homestay. Với khoảng 10 nhà dân làm homestay, du khách đến ăn, ở và sinh hoạt cùng gia đình người dân.

Đến đây, du khách có thể đắm mình vào các hoạt động: Câu cá, câu rắn mối, vò lá sâm, nướng bánh kẹp, hái táo, sơri, tát mương bắt cá, tát đìa, dỡ chà, bẻ ấu, câu cá, mò ốc, trồng rau, tưới rẫy... Cùng nông dân chế biến và thưởng thức các chiến lợi phẩm, tận dụng lợi thế kênh rạch, cho du khách tự bơi xuồng, chèo ghe, đi cầu tre…

Chị Hồ Thanh Vân - chủ một điểm du lịch homestay ở xã cù lao Mỹ Hòa Hưng chia sẻ: “Đối với khách nước ngoài, ngay tính cách bình dị, phóng khoáng, dễ gần của người dân Nam bộ đã thu hút họ. Khi tham gia dự án du lịch nông dân, chúng tôi còn được tập huấn kiến thức về phục vụ khách, chế biến các món ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách thưởng thức. Qua đó, tạo ấn tượng tốt để khách quay lại lần sau”.

21-19-57_dscn2679
Mùa nước nổi, du khách thỏa thích tham gia giăng lưới bắt cá trên Búng Bình Thiên, một loại hình du lịch chỉ có ở An Giang

 

Theo ông Phạm Thế Triều - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang, làng nghề là tiềm năng của du lịch An Giang, nhưng đến nay khai thác còn hạn chế, phần đông người làng nghề lại làm du lịch theo kiểu tự phát, du khách thì thường tự tìm đến làng nghề là chính chứ ít đi theo tour và không ít làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một. “Hiện nay, nhu cầu của du khách khi đến làng nghề không chỉ dừng lại ở ngắm nhìn, mua sắm mà còn muốn được tham gia, học kỹ năng làm nghề để có thể tự tay tạo ra sản phẩm.

Để thu hút khách, các làng nghề phải giữ được nghệ nhân, có phòng trưng bày hiện vật lịch sử phát triển làng nghề. Hơn nữa, trong việc phát triển gắn với du lịch, các làng nghề nên có hai khu vực, một khu trưng bày sản xuất các mặt hàng, một khu để khách trải nghiệm kỹ thuật nghề, xem các nghệ nhân trình diễn...”, ông Triều nói.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm