| Hotline: 0983.970.780

Dùng vỏ cà phê làm phân bón vi sinh thu lợi lớn

Thứ Tư 25/04/2018 , 13:45 (GMT+7)

Nếu sản lượng cà phê hàng năm ở các tỉnh Tây Nguyên khoảng trên dưới 1 triệu tấn nhân, thì lượng vỏ cà phê được xay ra là một con số khổng lồ.

Được biết hiện tại, giá bán vỏ trấu cà phê dao động từ 1.200 - 1.500 đồng/kg. Nhưng khi vỏ trấu đã được ủ đen (như màu đặc trưng của phân bón vi sinh) thì giá lên tới 3.000 đồng/kg.

Thường xuyên kiểm tra phân bón vi sinh được ủ từ vỏ trấu cà phê ở gia đình ông Nguyễn Hữu Nghiêm

Một thời, người trồng cà phê ở Tây Nguyên sau khi thu hoạch cà phê xong, đem xay để lấy nhân, còn vỏ cà phê thì được cho là phế phẩm, đem đổ bỏ. Trong khi đó, hàng năm vẫn phải đi mua phân bón về bón cho vườn cà phê. Việc đổ bỏ vỏ cà phê, ngoài việc lãng phí, nó còn gây hại rất lớn đến môi trường: Vỏ cà phê rất cứng, do đó chậm tiêu hủy, theo đó là để lâu ngày sẽ nảy nở vi khuẩn, các mầm bệnh cũng phát sinh từ đây, gây hại cho vườn cà phê và cho cả con người.

Nhiều năm trở lại đây, dưới sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn, nông dân Tây Nguyên đã biết sử dụng chính cái gọi là "phế phẩm" ấy - vỏ cà phê, đem ủ làm phân vi sinh, bón cho vườn cây của mình. Việc làm này không những làm sạch môi trường, mà còn đem đến cho người trồng cà phê ở đây một lượng phân bón hữu cơ dồi dào, chất lượng cao, tiết kiệm được rất nhiều tiền đầu tư...

Một trong những địa phương đi tiên phong trong việc dùng vỏ cà phê làm phân bón vi sinh, có thể nhắc đến huyện Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng. Di Linh là vùng chuyên canh cây cà phê với diện tích dẫn đầu tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể là người trồng cà phê ở đây đã biết tận dụng những phụ phẩm của hạt cà phê làm phân bón vi sinh. Hiện tại, có đến hơn 90% người trồng cà phê ở Di Linh đã biết tự ủ vỏ trấu cà phê để làm phân bón vi sinh. Cách làm này đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, bởi phân vi sinh được ủ từ vỏ cà phê có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn rất nhiều lần so với phân bón vi sinh bán ngoài thị trường. Bên cạnh đó, người dân còn tiết kiệm được một khoản không hề nhỏ tiền mua phân ở ngoài để bón cho vườn cây của mình.

Chúng tôi gặp ông Nguyễn Hữu Nghiêm - một người trồng cà phê lâu năm ở thôn Tân Lập, xã Ia Sao (huyện Ia Grai, Gia Lai) đang ủ 120 khối vỏ trấu cà phê làm phân bón vi sinh. Ông Nghiêm cho biết: Để có được phân bón vi sinh chất lượng cao, ông dùng lân và men vi sinh đem ủ với vỏ trấu cà phê. Kỹ thuật này, ông cùng nhiều nông dân ở đây học được qua những lần tham dự các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ thường xuyên được tổ chức. 

Hiện nay, các chủ vườn cà phê ở Tây Nguyên, sau khi thu hoạch đem cà phê tươi đi ký gửi tại các DN trên địa bàn. Thông thường cứ khoảng 4,6kg cà phê tươi, người ký gửi sẽ lấy lại 1kg cà phê nhân. Ở những điểm xay xát cà phê, với những người không có nhu cầu lấy lại vỏ trấu cà phê thì chủ nhà máy xay xát sẽ thỏa thuận bằng cách nhà máy sẽ lấy vỏ trấu cà phê, thay vì chủ cà phê phải trả tiền công xay xát. Số vỏ này, nhà máy sẽ bán lại cho những nhà máy sản xuất phân bón vi sinh, hoặc bán cho những ai có nhu cầu mua về để ủ phân bón.

Ông Võ Việt Hùng - Giám đốc Cty TNHH MTV Quế Lâm Tây Nguyên - đơn vị chuyên sản xuất phân bón vi sinh có uy tín trên địa bàn, cho biết: Cty cũng thường xuyên thu gom vỏ trấu cà phê về để sản xuất phân bón vi sinh chất lượng cao. Trước kia, việc thu gom vỏ trấu cà phê rất thuận lợi bởi người dân chưa biết ủ vỏ trấu làm phân. Còn bây giờ, việc thu gom khó hơn bởi hầu hết người trồng cà phê ở đây đã sử dụng lại loại phụ phẩm cà phê này, đem ủ phân để bón cho vườn cây của mình.

Xem thêm
Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm