| Hotline: 0983.970.780

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Sẽ khai thác thương mại vào cuối 2016

Thứ Bảy 13/02/2016 , 15:15 (GMT+7)

Sáng 13/2, Bộ Giao thông Vận tải đã ra quân và phát động thi đua hoàn thành dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và Tổng thầu Trung Quốc cùng các đơn vị thi công đều cam kết, cuối năm 2016, dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công từ tháng 10/2011. Do vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, tới năm 2014, dự án chỉ đạt được 40% khối lượng. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, các nhà thầu thi công đạt khối lượng tổng thể của dự án là 70%.

Cụ thể, các nhà thầu đã thi công và hoàn thành 100% trụ khu gian (419 trụ); đúc được 704/806 phiến dầm giản đơn (đạt 92%), lao dầm được 668/806 phiến (đạt 83%), trên toàn tuyến còn lại các vị trí ở 2 đầu nhà ga; 112/112 trụ nhà ga, 112/112 xà mũ các nhà ga; hoàn thành toàn bộ phần kết cấu bê tông và thép nhà ga mẫu La Khê. Riêng ga Cát Linh đã hoàn thành toàn bộ phần cọc (420/420), 100% bê (47/47), 100% thên trụ (96/96) và 3/9 ô sàn tầng mặt đất…

Đối với phần thi công 12 nhà ga, theo ông Thành, đến tháng 6/2016 sẽ cơ bản hoàn thành các nhà ga (trừ ga Cát Linh), tháng 9/2016 hoàn thành các phần xây lắp đồng thời lắp đặt các thiết bị và đầu tháng 10/2016 khai thác thử. Cuối năm 2016, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức đưa vào khai thác thương mại.

Phát biểu tại lễ ra quân và phát động thi đua hoàn thành dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng phụ trách Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của thành phố Hà Nội.

Trong quá trình thực hiện thi công, dự án đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ phía các đơn vị Hà Nội về công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án, đảm bảo an toàn giao thông.


Các đơn vị ký cam kết hoàn thành thực hiện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào cuối năm 2016. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

“Dự án đến nay đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc, tuy nhiên, 30% còn lại hết sức năng nề. Do đó, Tổng thầu Trung Quốc và các nhà thầu phụ phải quan tâm thực hiện tăng cường máy móc, thời gian thi công để đáp ứng tiến độ tới 30/6 hoàn thành nhà ga, tháng 11/2016 hoàn thiện xong khu vực Depo, đưa dự án vào vận hành và khai thác thương mại cuối năm 2016,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng lưu ý Ban Quản lý dự án đường sắt phải giữ và vượt tiến độ thi công, phối hợp giải ngân, thanh toán các khó khăn vướng mắc trên công trường, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng thầu và nhà thầu phụ triển khai thi công.

Tổng thầu Trung Quốc không để gián đoạn trong công tác thi công, làm chậm tiến độ dự án, tăng cường đôn đốc, quản lý công tác thi công của nhà thầu phụ đảm bảo đúng tiến độ cam kết, chất lượng, mỹ quan, an toàn lao động, an toàn giao thông...

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt trên cao thuộc tuyến số 2 trong 8 tuyến được quy hoạch của Hà Nội, chiều dài 13km.

Tuyến đường sẽ đi từ nút giao Cát Linh - Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông.

Dự án có 12 nhà ga gồm: ga Cát Linh, ga La Thành, ga Thái Hà, ga Láng, ga Đại học Quốc gia, ga Vành đai 3, ga Thanh Xuân 3, ga bến xe Hà Đông, ga Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê, ga bến xe Yên Nghĩa.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý 1/2016 sẽ vận hành chính thức.

Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án phải lùi tiến độ đến cuối năm 2016 mới chính thức đưa vào vận hành thương mại.

 

Vietnam+

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm