| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp quản lý bệnh đốm trắng hại thanh long

Thứ Hai 24/11/2014 , 09:31 (GMT+7)

Thời tiết đã chuyển sang mùa khô nên diện tích nhiễm bệnh đốm nâu trên thanh long đã giảm nhiều. 

Theo Cục BVTV, tính đến 15/11 diện tích bị nhiễm bệnh này chỉ còn 11.258 ha, giảm 3.141 ha so với thời kỳ cao điểm (15/10).

Tuy giảm nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trên cây, trong đất, trên các tàn dư thực vật và sẽ bùng phát lại vào mùa mưa năm sau.

Chỉ tính riêng tỉnh Bình Thuận, diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm trắng năm 2011 chỉ khoảng 1.000 ha, sang năm 2012 tăng lên gần 2.000 ha, năm 2013 tăng lên 3.700 ha và năm 2014 bùng lên gần 12.000 ha, chiếm 50% diện tích trồng thanh long của tỉnh này.

Hiện nay mầm bệnh đã có mặt khắp nơi nên việc giảm mầm bệnh trong mùa khô có ý nghĩa rất lớn cho việc quản lý bệnh này.

Do chưa có thuốc đặc trị, nên nhà vườn sử dụng nhiều cách, phun nhiều loại thuốc, nhiều loại hóa chất nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt, trong lúc do phải phun nhiều lần nên nguy cơ độc hại cho người trực tiếp phun thuốc, nguy cơ dư lượng thuốc BVTV trên trái, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu.

Trong quá trình tìm kiếm giải pháp phòng trừ bệnh đốm nâu thanh long, trong mùa mưa 2013 và 2014, Cty CP Nông dược H.A.I đã cùng Chi cục BVTV các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và nhiều nhà vườn tiến hành nhiều khảo nghiệm trên đồng và bước đầu thu được những kết quả khả quan, giảm được tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh cả trên cành lẫn trên trái, giảm đáng kể tỷ lệ “trái dạt” do vết bệnh.

Hiệu lực phòng trừ trên cành non đạt 61,45% (trong lúc hiệu lực của thuốc do nông dân tự lựa chọn và phun chỉ đạt 33.09%).

Nông dân Ngô Minh Chín ở xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đã sử dụng giải pháp phòng trừ hóa học bằng hai sản phẩm thuốc trừ nấm bệnh Aviso 350SC và Carbenda supper 50SC của Cty CP Nông dược H.A.I cho kết quả phòng trừ hiệu quả cao nhất so với các hỗn hợp nhiều loại thuốc trước đây ông đã từng sử dụng.

13-17-24_h1
Kiểm tra bệnh đốm trắng thanh long

Nông dân Nguyễn Minh Trí ở gần đó cũng cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay ông đã tìm hiểu và phối trộn nhiều loại thuốc phòng trừ bệnh đốm nâu thanh long nhưng vẫn chưa có loại thuốc nào làm bệnh này thuyên giảm.

Cho tới đầu mùa năm nay được sự chỉ dẫn của nhân viên kỹ thuật của Cty CP Nông dược H.A.I, ông đã phối trộn 2 hỗn hợp thuốc là Aviso 350SC + Carpenda supper 50SC và Aviso 350SC + Lipman 80WG luân phiên nhau phun phòng trừ bệnh đốm nâu thanh long.

Hiệu quả bất ngờ, lứa thanh long đợt này đạt hiệu quả trên 80%, 10 trái thì chỉ 1 - 2 trái bị bệnh.

Với cách làm trên, hiệu quả phòng trừ bệnh đốm nâu trên trên ruộng thanh long của nhà ông Nguyễn Thanh Sơn cho kết quả rất khả quan và bệnh đốm nâu đã được quản lý, không còn là nỗi ám ảnh như trước nữa.

Nông dân Nguyễn Thanh Sơn ở xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) cũng chia sẻ kinh nghiệm quản lý bệnh đốm nâu thanh long đặt biệt trong giai đoạn chong đèn trong năm. Ngoài quản lý bằng các biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, cắt bỏ cành bị bệnh, bón phân cân đối và tưới nước hợp lý, còn kết hợp với biện pháp hóa học như sau:

* Giai đoạn cành non: Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện.

* Giai đoạn hoa, trái: Để quản lý hiệu quả bệnh đốm trắng, đốm đồng tiền và nhiều bệnh khác bà con nên sử dụng bộ giải pháp phòng trừ đốm trắng (đốm nâu) của Cty CP Nông dược H.A.I vào 6 giai đoạn cực trọng để bảo vệ trái thanh long cụ thể như sau:

nh20huong20moi201124919404

+ Lần 1 (sau khi chong đèn): Phun hỗn hợp 20 ml Aviso 350SC + 50g Lipman 80WP/bình 10 lít, phun phủ trụ.

+ Lần 2 (trước khi hoa nở 2 - 3 ngày): Phun hỗn hợp 20 ml Aviso 350SC + 20 ml Carbenda supper 50SC/bình 10 lít nước, phun phủ trụ.

+ Lần 3 (sau khi rút râu): Phun hỗn hợp 20 ml Aviso 350SC + 20 ml Carbenda supper 50SC/bình 10 lít nước, phun phủ trụ.

+ Lần 4: Phun hỗn hợp 20 ml Aviso 350SC + 50g Lipman 80WP/bình 10 lít nước. Phun 5 ngày sau phun lần 3, phun ướt đều trái.

+ Lần 5: Phun hỗn hợp 20 ml Aviso 350SC + 20 ml Carbenda supper 50SC/bình 10 lít nước. Phun 5 ngày sau phun lần 4, phun ướt đều trái.

+ Lần 6: Phun hỗn hợp 20 ml Aviso 350SC + 50g Lipman 80WP/bình 10 lít nước. Phun 5 ngày sau phun lần 5, phun ướt đều trái.

Đặc biệt, cần phun kỹ và ướt đều toàn bộ đỉnh trụ, tán cây, cành, trái. Nên phun thuốc vào buổi chiều mát. Sau khi mưa tạnh, cây ráo nước phải phun thuốc ngay để ngăn ngừa bệnh lây lan, phát triển.

Không phun kèm phân bón lá hoặc thuốc kích thích sinh trưởng khi bệnh đang xảy ra. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất