| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: Trồng cao su, thu hoạch...củi

Thứ Tư 23/03/2011 , 08:40 (GMT+7)

Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua như một gáo nước lạnh dội vào "chương trình trọng điểm" của tỉnh Hà Giang khi hơn một nghìn hecta cao su được chăm bẵm, nâng niu suốt mấy năm trời phần lớn đã bị... hạ gục.

Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua như một gáo nước lạnh dội vào "chương trình trọng điểm" của tỉnh Hà Giang khi hơn một nghìn hecta cao su được chăm bẵm, nâng niu suốt mấy năm trời phần lớn đã bị... hạ gục.

Ngao ngán, chán chường!

Năm 2008, Cty CP Cao su Hà Giang thực hiện trồng khảo nghiệm trên diện tích 9,2 ha tại xã Vô Điếm (huyện Bắc Quang) và xã Trung Thành (huyện Vị Xuyên). 2 vườn khảo nghiệm này mang kì vọng của ngành cao su trong việc mở rộng hoạt động ra vùng Đông Bắc tổ quốc. Cây sinh trưởng rất nhanh và không ít người tiên liệu tỷ lệ cho mủ  tương đương cao su Đông Nam bộ. Không hiểu vì vội vã, nôn nóng hay mạnh dạn một cách...duy ý chí, chỉ sau thời gian khảo nghiệm chưa lâu, năm 2009, diện tích cây cao su trồng mới ở Hà Giang được nâng lên 266 ha, năm 2010 là 883 ha. Tổng diện tích đã trồng mới đến nay là 1.159 ha.

Trời đã phụ lòng người. Kỳ vọng về cây cao su bị dội một gáo nước lạnh khi đợt rét đậm rét hại vừa qua, khoảng  1.000 ha cao su trồng mới năm 2010 gần như bị hạ gục. Tổng hợp của Sở NN - PTNT tỉnh Hà Giang cho thấy: Đối với vườn cao su trồng năm 2009, mặc dù đã cắt ngọn để giảm tác động ảnh hưởng nhưng mức độ khô mủ vẫn chiếm 80% chiều cao cây, chỉ còn phần gốc cách mắt ghép khoảng 12 cm là có mủ. Khả năng phục hồi chỉ còn khoảng 30%. Đối với vườn cây trồng năm 2010 cũng được khắc phục bằng cách cắt sát gốc và mắt ghép để giảm mức độ ảnh hưởng nhưng mức độ khô mủ vẫn chiếm 80%. Khả năng phục hồi chỉ còn khoảng 15 - 20%.

Rét còn tấn công luôn cả vườn cây khảo nghiệm - nơi được coi là tiền đề cho chương trình phát triển cây cao su. Khả năng phục hồi của 2 vườn thực nghiệm còn 60 - 75%. Chưa hết, một số lượng lớn cây giống trong các vườn ươm cũng hỏng. Các biện pháp khắc phục như ủ gốc, quét vôi hoà sunphát đồng, cắt ngọn ... xem ra cũng chỉ là biện pháp tình thế, không hiệu quả và ổn định lâu dài.

Xã Vô Điếm (huyện Bắc Quang) là địa phương phát triển mạnh chương trình cây cao su. Qua 2 năm trồng mới, diện tích đã đạt 300 ha. Ông Đàm Trung Thu, Chủ tịch UBND xã cho biết, theo kế hoạch, đến 2015 xã sẽ có 1.400 ha cao su, nhưng cú sốc vừa qua đã phá toàn bộ chương trình. Còn ông Phó Chủ tịch, Trưởng BCĐ cao su xã Vô Điếm Mai Văn Hùng khi dẫn chúng tôi đi dọc vườn cao su chỏng chơ, trụi lá được quét vôi trắng toát đã chua chát cho hay, hy vọng về cây cao su trong ông đã tắt lịm.

Gia đình bà Đỗ Thị Hình (thôn Me Thượng, xã Vô Điếm) có diện tích góp đất trồng cao su lên đến 7 ha. Suốt nửa tháng qua, ngày nào bà Hình cũng lên đồi tìm cây đã chết mang về nhóm lửa. Cả đống củi cao su được bà Hình chất bên cạnh nhà. Ở địa bàn khác, xã Trung Thành (huyện Vị Xuyên) có 350 ha cao su thuộc 5 thôn với 244 hộ gia đình tham gia. Rét hại đã đánh chết gần hết số 200 ha cao su trồng mới của năm 2010. Ông Mai Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết, qua 2 năm 2009, 2010, cây cao su tỏ ra thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Vậy nhưng, đúng lúc cây mọng mủ, mọng nước thì rét đến đốn sạch. Gia đình bà Lê Thị Ban (thôn Tấng, xã Trung Thành) có 3 ha cao su đến nay đã chết trắng. Gặp chúng tôi, bà Ban chua xót: “Cả làng ngao ngán, ai cũng lo lắng, chán chường anh ạ”.

Vẫn kiên định mục tiêu

Qua kiểm tra đánh giá thiệt hại, Cty CP Cao su Hà Giang đã xác định được một số bộ giống cao su có khả năng chống chịu rét tốt và vẫn còn sống. Nổi bật là 3 giống IAN 873, YITC 77 - 2 và YITC 77 - 4. Từ thực tế đó, Tập đoàn Công nghiệp cao su VN đã chỉ đạo Cty trong thời gian tới chỉ sử dụng trồng các giống do tập đoàn chỉ định. Thời vụ cũng được thay đổi, theo đó cây cao su chỉ trồng vào mùa xuân để đến mùa đông thì cây đã tương đối “khỏe”, đủ sức thích ứng. Kế hoạch trồng mới năm 2011 cũng đã được "đẩy" sang năm 2012. Còn thời điểm hiện tại, Cty CP Cao su Hà Giang đang tập trung vào việc trồng dặm diện tích cao su đã bị chết.

Theo chương trình, đến năm 2015, tỉnh Hà Giang sẽ có 1,5 vạn ha cao su. Tuy nhiên, với vụ rét đậm vừa qua, thành quả của 3 năm qua gần như bị xoá sổ đang khiến nhiều người mất niềm tin vào chương trình này.

Điều đáng nói là mặc dù thiệt hại không nhỏ song cả phía doanh nghiệp, chính quyền địa phương đều tỏ ra quyết tâm tiếp tục thực hiện mục tiêu chương trình phát triển cao su. Anh Lộc Văn Chế, công nhân đội xã Kim Ngọc - Cty CP Cao su Hà Giang cho biết, thay vì trồng mới, công nhân của đội đang quay sang khắc phục thiệt hại. “Ban đầu anh chị em cũng nản lòng lắm, giờ thì mọi người ai nấy đều quyết tâm làm lại từ đầu”.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang mới đây, một lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam khẳng định, quan điểm của Tập đoàn trong thời gian tới là chú trọng chất lượng trồng mới hơn là chạy theo diện tích, đồng thời nghiên cứu trồng những giống phù hợp, thực hiện phương châm có giống đến đâu thì trồng đến đó, trồng đúng thời vụ. Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang cũng khẳng định, phát triển cây cao su là chương trình trọng điểm của tỉnh, vì vậy không thay đổi gì về quy hoạch 3 vùng trồng cây cao su là Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình!

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm