| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Đất lâm nghiệp cơ bản có chủ

Thứ Năm 17/03/2016 , 06:05 (GMT+7)

Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án “giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng...,  giai đoạn 2013 - 2015”, 95,7% diện tích đất lâm nghiệp Hà Tĩnh đã có chủ thực sự. Đây là một trong những đề án lâm nghiệp “hợp lòng dân” nhất từ trước đến nay.

Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án “giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, giai đoạn 2013 - 2015”, 95,7% diện tích đất lâm nghiệp Hà Tĩnh đã có chủ thực sự. Đây là một trong những đề án lâm nghiệp “hợp lòng dân” nhất từ trước đến nay.

Dăm năm về trước, trên địa bàn các huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên... thường xuyên “nóng” các vụ việc lâm tặc chặt phá rừng, một số đối tượng cố ý đốt rừng và tranh chấp đất rừng vì lợi ích kinh tế... Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là người dân chưa thực sự chung tay bảo vệ rừng.

“Muốn người dân, đặc biệt là bà con sống gần rừng thay đổi nhận thức, cùng tham gia gìn giữ, phát triển rừng thì phải gắn quyền và lợi ích kinh tế cho họ”, ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Để tháo gỡ “nút thắt” này, ngày 6/12/2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định 3952 chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện Đề án “giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất lâm nghiệp, giai đoạn 2013 - 2015”.

Lúc này, toàn tỉnh mới giao được hơn 307.802/hơn 376.400ha rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng. Trong đó, giao cho 20 tổ chức quản lý, sử dụng với diện tích hơn 277.000ha; 11.302 hộ gia đình, cá nhân quản lý hơn 30.200ha; cấp GCNQSD đất cho 9.637 hộ với hơn 24.800ha. Diện tích đất, rừng đang do UBND xã quản lý và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nhưng chưa được giao là hơn 68.600ha.

Hai năm gần đây số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn Hà Tĩnh giảm hơn 70% so với trước khi thực hiện đề án giao đất, giao rừng. Điều này một lần nữa cho thấy việc trao tư liệu sản xuất cho người dân là cách tốt nhất để bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Sau khi đề án ban hành, quá trình triển khai, rà soát cụ thể, một số diện tích chồng lấn quy hoạch địa phương, một số diện tích thuộc rừng tự nhiên hoặc đèo dốc cao, núi đá, khe suối không thể sản xuất được. Do đó, tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp chưa được giao giảm còn 44.637ha.

Mặc dù thời gian thực hiện ngắn, diện tích phải giao cho hộ gia đình, cá nhân lớn nhưng nhờ sự phối hợp kịp thời của cả hệ thống chính trị từ chuyên môn đến chính quyền các cấp, sau hơn 2 năm triển khai, đến nay UBND các huyện đã lập hồ sơ, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho 16.806 hộ, cộng đồng/42.736ha (đạt 95,7%). Một số địa phương thực hiện tốt đề án là Hương Khê, Lộc Hà, Nghi Xuân, TP Hà Tĩnh, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên...

Ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho hay, Hương Khê là một trong những huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất nhì tỉnh Hà Tĩnh. Do đó các vụ việc liên quan đến phá rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng hay lấn chiếm đất rừng luôn luôn thường trực. Điển hình như vụ việc người dân tranh chấp đất với Cty TNHH MTV cao su Hương Khê. Mặc dù tỉnh, huyện, xã tổ chức rất nhiều cuộc họp, vận động, tuyên truyền nhưng người dân vẫn không đồng ý giao trả lại đất cho Cty cao su Hương Khê. Mãi đến khi thực hiện đề án 3952, thống nhất hợp đồng giao khoán giữa chủ rừng và hộ dân sự việc mới được giải quyết.

“Đến thời điểm này chúng tôi đã cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho 2.352 hộ/7.390ha (đạt 100%) để người dân quản lý, bảo vệ, phát triển sản xuất. Tất cả các hộ được giao đất, giao rừng lần này đều rất phấn khởi”, ông Huấn nói.

Theo ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, việc thực hiện đề án giao đất, giao rừng cho hộ gia đình quản lý không chỉ nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân mà còn trao cho họ chiếc “cần câu” để họ dựa vào rừng nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Từ đó, tập trung cho công tác trồng rừng, giảm thiểu tác động tiêu cực vào rừng, góp phần hạn chế thiên tai, bão lũ do phá rừng gây ra.

Xem thêm
Tận dụng lợi thế, nâng tầm thực phẩm Việt trên thị trường Halal

TP.HCM Việt Nam cần có chiến lược phát triển hệ sinh thái Halal toàn diện, đồng thời xây dựng thương hiệu quốc gia về xuất khẩu nông sản Halal để có thể cạnh tranh.

Bảo hiểm thất nghiệp: Điểm tựa an sinh, thúc đẩy thị trường lao động

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không chỉ giúp người lao động ổn định cuộc sống mà còn góp phần điều tiết, phát triển thị trường lao động bền vững.

Danko Riverside: Khu đô thị đẳng cấp châu Âu, điểm đến của cộng đồng chuyên gia

Danko Riverside - khu đô thị đẳng cấp châu Âu là điểm đến an cư lý tưởng, nơi hội tụ cộng đồng chuyên gia tinh hoa, chuẩn mực sống mới tại Bắc Giang.

Mong chính sách tín dụng linh hoạt hơn cho lĩnh vực nông nghiệp

Cần Thơ Các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.