| Hotline: 0983.970.780

Hấp hối...làng nghề

Thứ Tư 03/02/2010 , 12:02 (GMT+7)

Hơn chục năm trước cứ gần Tết những làng nghề Quảng Trị lại tấp nập tư thương về mua hàng. Thế nhưng, trước cơn lốc thị trường, hàng chục làng nghề ở Quảng Trị đã “biến mất”!

Hơn chục năm trước cứ gần Tết những làng nghề Quảng Trị lại tấp nập tư thương về mua hàng. Người dân cũng tranh thủ dịp này kiếm thêm đồng tiêu Tết. Thế mà trước cơn lốc thị trường, hàng chục làng nghề ở Quảng Trị đã “biến mất”!

Làng chiếu…bán chiếu thuê

Lâm Xuân (Gio Mai, Gio Linh) là một làng cổ từng được Ô Châu Cận Lục, Phủ Biên Tạp Lục nhắc đến. Với đặc thù là một làng nghề, đất chật người đông, từ xa xưa người dân Lâm Xuân đã tìm đến nghề dệt chiếu làm kế mưu sinh nhờ tận dụng những vùng nguyên liệu có sẵn quanh làng. Nay chiếu Trung Quốc, Thái Lan ồ ạt tràn vào với mẫu mã bắt mắt đã đẩy làng chiếu Lâm Xuân đến nguy cơ biến mất trong nay mai. Dẫn chúng tôi đi quanh làng, ông Võ Viết Thành- Trưởng thôn Lâm Xuân buồn rầu: “Nghĩ đến nghề chiếu có lúc hưng vong tiếc lắm chú à. Ngày trước, cả làng có hơn 100 khung dệt, 2/3 số hộ dân trong làng theo nghề dệt chiếu, mỗi ngày hơn 300 sản phẩm "ra lò" đưa đi tiêu thụ khắp ác tỉnh Quảng Trị, TT- Huế, rồi ra Quảng Bình. Thế mà nay, trong làng có 352 hộ dân thì chỉ 2 hộ theo được nghề”.

Theo bước chân vị trưởng thôn, chúng tôi tìm đến nhà cụ Trần Thị Nậy (75 tuổi) một trong những “nghệ nhân” cuối cùng của làng Lâm Xuân còn "dính" với nghề chiếu. Căn nhà lụp xụp nhưng vẫn để một khoảng không gian đủ để bỏ vừa khung dệt. Cụ cho biết: “Giờ bà con không dệt chiếu nữa mà chuyển qua mua chiếu từ các địa phương khác, bỏ trên xe đạp bán dạo hay mang ra chợ Cầu ngồi bán lẻ”. Theo cụ Nậy, công đoạn làm chiếu dù thô sơ nhưng cũng công phu. Xưa kia, hai bên triền sông Khánh Hòm là “thủ phủ” của cây lác, cói để làm nên tấm chiếu. Cứ tranh thủ lúc nông nhàn (tháng 2 đến tháng 4), người dân đi bứt lác, cói về phơi 3-4 nắng sau đó đem dệt thành chiếu. Từ đôi bàn tay khéo léo lem lấm bùn đất của người dân Lâm Xuân, sản phẩm chiếu Lâm Xuân tìm đến với mọi nhà.

Chiếu Lâm Xuân có ưu điểm là nằm mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, không nóng như chiếu nhựa, nilon của Trung Quốc hay Thái Lan. Từ ngày ngăn đập Khánh Hòm đến nay, vùng nguyên liệu không còn, chiếu Lâm Xuân không đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng chiếu ngoại vì thế mà làng chiếu cũng “biến mất”. Trưởng thôn Thành cho biết thêm, hiện nay làng có 352 hộ thì có đến hơn 50% hộ đi bán chiếu thuê. Dẫu bán chiếu kiếm lãi dễ hơn nhưng người dân Lâm Xuân vẫn hoài niệm về một thời vàng son nay đã quá vãng!

Làng quạt chỉ còn cái tên

Phương Ngạn (xã Triệu Long) là một làng cổ của vựa lúa đồng bằng huyện Triệu Phong. Trong làng, diện tích đất nông nghiệp nhỏ hẹp lại vùng trũng nên quanh năm hứng chịu sự giày xéo của thuỷ thần. Nghề làm quạt ở Phương Ngạn xuất hiện từ thuở mới lập làng. Xưa kia, hầu hết người dân kiếm sống nhờ làm quạt giấy. Hỏi về nghề làm quạt giấy hiện nay, ông Nguyễn Thanh Duệ- Trưởng thôn Phương Ngạn lặng lẽ nhìn ra khóm tre còi cọc trước làng, nói: “Làng quạt chỉ còn cái…tên thôi. Chưa bao giờ làng quạt Phương Ngạn đón một cái Tết buồn như năm nay. 169 hộ dân mà nay không một gia đình nào làm quạt nữa rồi. Khoảng những năm 2008-2009, còn khoảng 20 hộ mà nay...trụi thui lủi. Từ lúc quạt máy thịnh hành, quạt tay Phương Ngạn “chết yểu” dần chú à”.

+ Ông Thái Vĩnh Kháng- GĐ Sở Công thương Quảng Trị: Năm 2009, Sở đã hỗ trợ cho 22 dự án với tổng kinh phí 560 triệu tập trung vào đào tạo, truyền nghề, phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…Tuy nhiên, nhìn chung làng nghề vẫn gặp khó khăn.

+Trong tổng số 20 làng nghề truyền thống ở Quảng Trị, đến nay chỉ có 50% làng nghề hoạt động hiệu quả, số còn lại đa phần "sống thực vật" hoặc đang “ngoi ngóp”.

Dẫu đã hết làm nghề nhưng hôm chúng tôi đến vẫn có một gia đình giữ lại được “bó quạt” (nan tre đã đóng thành quạt nhưng chưa gián giấy bổi) trên giàn bếp. Đó là gia đình bà Nguyễn Thị Mãng (67 tuổi) không làm quạt đã gần chục năm nay, nhưng nghĩ đến làng nghề đang mai một bà tiếc quá đã giữ lại bó quạt làm kỷ niệm. Gia đình bà Mãng có trên 5 đời làm quạt giấy, đến đời con bà thì làng quạt Phương Ngạn không chống đỡ được với quạt điện, bà cũng xếp dụng cụ vào kho. Loay hoay trên giàn bếp, bà mang xuống cho chúng tôi một bó quạt nhuốm màu khói bếp đen kít.

Làng quạt Phương Ngạn xưa nổi tiếng bởi sản phẩm làm ra bền, đẹp. Bà Mãng kể: “Bắt đầu tầm tháng 11 đến tháng Chạp thôn dân Phương Ngạn thường đi mua tre của những hộ dân trong làng mang về cưa ra, hui trên lửa cho khô rồi chẻ thành từng hom (nan tre). Ra Tết, những nghệ nhân làm quạt tìm đến các vùng bán sơn địa đào rễ sim mang về sửa sạch, cạo vỏ giã nhỏ rồi ngâm vào hũ sành cùng với nước. Khi nước ngâm từ rễ sim đã đến độ “chín” là có thể mang quệt lên giấy được. Xưa, giấy được dùng làm quạt là giấy bổi mua từ ngã tư Soòng hay được mang về từ những chiếc thuyền từ Huế ra buôn bán. Cứ mỗi nhân công trong gia đình có thể làm được 20 chiếc quạt/ngày, mỗi chiếc bán được từ 500-1.000 đồng. Làm quạt giấy, dân Phương Ngạn dù không giàu có thì cũng đủ ăn đủ mặc"!

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm