| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2014

Thứ Tư 15/01/2014 , 10:25 (GMT+7)

Chiều 14/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2014.

Chiều 14/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2014. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị. 

Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ: Năm 2013, hoạt động báo chí diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo đã nêu cao trách nhiệm chính trị, tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ trọng tâm: tuyên truyền các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Chính phủ, Quốc hội, nhất là nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước; tích cực, chủ động tuyên truyền về sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Luật Đất đai với tinh thần trách nhiệm chính trị cao.

Báo chí tích cực tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cổ vũ, biểu dương điển hình tiên tiến, các phong trào thi đua yêu nước.

Báo chí tuyên truyền, khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đồng thời nêu bật khát vọng, nỗ lực giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước và chủ trương, đường lối đối ngoại đúng đắn, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Báo chí phát huy vai trò tích cực, tiên phong trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu; phê phán, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch, góp phần xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước, niềm tin của nhân dân đối với chế độ và sự nghiệp đổi mới. 

Bên cạnh những mặt đã làm được, hoạt động báo chí còn những thiếu sót, hạn chế cần khắc phục: tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, thiên về khai thác mặt trái, giật gân, hình ảnh phản cảm nhằm câu khách vì mục tiêu kinh tế gia tăng ở một số đơn vị báo chí. Một số cơ quan báo chí buông lỏng quy trình tác nghiệp, thiếu nhạy bén trong xử lý tình huống; thông tin sai sự thật, thậm chí, có thông tin sai sót ở mức nghiêm trọng.

Quy hoạch báo chí chậm dẫn đến phân tán, lãng phí các nguồn lực; vi phạm bản quyền có chiều hướng gia tăng. Trong một số trường hợp, sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản các bộ, ban, ngành, địa phương trong cung cấp, chỉ đạo, định hướng, xử lý thông tin, xử lý các sự việc, vấn đề liên quan hoạt động báo chí chưa thực sự đồng bộ, phân tán, thiếu kiên quyết. 

Tại Hội nghị, nhiều tham luận, ý kiến tập trung đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền. Hội nghị đã thảo luận, thống nhất các giải pháp cơ bản nhằm triển khai những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014 và các năm tiếp theo.

Theo đó, năm 2014, báo chí tiếp tục tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị; xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phản ánh kịp thời, trung thực, chính xác sự đồng tình, hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với các Nghị quyết và Chỉ thị.

Đặc biệt, báo chí cần bám sát Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đẩy mạnh tuyên truyền việc triển khai thi hành Hiến pháp. Báo chí tuyên truyền, cổ vũ, động viên các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện có kết quả các Nghị quyết của Quốc hội, các bộ luật mới được ban hành và các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước ta.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm