| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị ngành công thương khu vực ĐBSCL

Thứ Năm 29/09/2011 , 11:22 (GMT+7)

Sáng 27/9, tại TP Vị Thanh (Hậu Giang), Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị Công thương vùng ĐBSCL lần thứ 14.

* Ký kết đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn ĐBSCL

Sáng 27/9, tại TP Vị Thanh (Hậu Giang), Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị Công thương vùng ĐBSCL lần thứ 14. Tham dự hội nghị gồm có đại diện Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Phòng Công nghiệp Việt Nam (VCCI), lãnh đạo UBND các tỉnh và Sở Công thương 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Hội nghị đã nghe báo cáo kết quả hoạt động ngành công thương vùng ĐBSCL năm 2010, 9 tháng đầu năm 2011 và bàn về giải pháp thực hiện nhiệm vụ ngành 3 tháng còn lại của năm. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) toàn vùng năm 2010 vẫn đạt khá cao với 119.934 tỷ đồng, tăng gần 17% so với cùng kỳ. Trong đó, đóng góp nhiều nhất là CN chế biến với 111.089 tỷ đồng, còn lại là CN sản xuất, phân phối điện, nước, CN khai thác… Long An là tỉnh dẫn đầu về giá trị SXCN toàn vùng (với gần 19.382 tỷ đồng), tiếp đến là Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp…

Các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động công thương vùng ĐBSCL vẫn là xay xát chế biến gạo (gần 14 triệu tấn), thủy sản chế biến (hơn 1,13 triệu tấn), thức ăn chăn nuôi (2,66 triệu tấn), đường kết tinh (290.500 tấn)… Riêng 9 tháng đầu năm nay giá trị SXCN của vùng ước đạt 97.880 tỷ đồng. Hoạt động khuyến công năm 2010 cũng được các địa phương đẩy mạnh, trong đó tập trung chủ yếu vào chương trình đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực quản lý, xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ mua sắm và ứng dụng thiết bị máy móc vào sản xuất.

Đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hóa (BLHH) của vùng tăng rất mạnh, đạt 282.515 tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ và cao hơn so với mức tăng bình quân cả nước (cả nước là 24,5%). Trong đó, An Giang là tỉnh dẫn đầu về tổng donh thu dịch vụ BLHH (với 40.855 tỷ đồng), tiếp đến là Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau… Tổng mức BLHH và dịch vụ trong vùng từ đầu năm đến nay vẫn tiếp tục tăng mạnh, đạt 258.097 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào sự tăng giá và sức mua trong dân cư tăng. Đến nay, toàn vùng đã tổ chức được 200 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, qua đó đã giúp người tiêu dùng tiếp cận được với hàng hóa chất lượng cao với giá cả hợp lý, tạo được lòng tin và làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt. Đồng thời giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong việc quảng bá hàng hóa, mở rộng thị trường nội địa, tăng doanh thu… Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Công thương 13 tỉnh, thành trong vùng và các Hiệp hội, Tổng Cty, doanh nghiệp sản xuất đã cùng nhau bắt tay ký kết chương trình nhằm đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong thời gian tới.

Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng năm 2010 đạt 6,97 tỷ USD, tăng 19,47% so với cùng kỳ, trong đó một số tỉnh có mức tăng rất cao như Hậu Giang (48,5%), Đồng Tháp (36,2%), Sóc Trăng (30,1%). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm thủy sản, gạo, thực phẩm chế biến, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ… trong đó thủy sản và gạo là hai mặt hàng có thế mạnh của vùng. Bên cạnh đó, năm 2010 vùng ĐBSCL cũng đã chi ra 2,6 tỷ USD để nhập nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ sản suất… Riêng từ đầu năm đến nay, toàn vùng đã xuất khẩu được 6,02 tỷ USD, chủ yếu vẫn là mặt hàng gạo và thủy sản chế biến.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã kiến nghị Bộ Công thương cần có cơ chế đầu hành xuất khẩu gạo linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc ký kết hợp đồng, quan tâm chỉ đạo việc đưa ra giá sàn xuất khẩu gạo sao cho phù hợp với thị trường thế giới nhằm tạo thận lợi trong việc đẩy nhanh xuất tiến độ xuất khẩu cũng như đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho dân. Đại diện Sở Công thương Cần Thơ kiến nghị Bộ Công thương nên đưa mặt hàng cá tra vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cá da trơn cho vùng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải đã đánh giá cao những nỗ lực của ngành công thương vùng ĐBSCL. Trong đó, đáng chú ý là giá trị SXCN luôn được giữ vững và tăng trưởng cao. Lĩnh vực hoạt động thương mại có bước phát triển đáp ứng được nhu cầu sản suất cũng như tiêu thụ hàng hóa. Hoạt động khuyến công có nhiều chuyển biến tích cực, đầu tư xây dựng cụm công nghiệp được chú trọng, công tác xúc tiến thương mại cũng như quản lý thị trường có nhiều chuyển biết tốt. Tuy nhiên, thứ trưởng cũng lưu ý các địa phương trong vùng về các mặt còn hạn chế như: quy mô công nghiệp còn nhỏ lẻ chưa xứng với tiềm năng của vùng, cơ sở hạ tầng yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, quá tải ở các chợ và công tác liên kết vùng chưa được chặt chẽ… Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, lãnh đạo các tỉnh cũng như ngành công thương cần quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là về lĩnh vực vốn và nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Hội nghị Công thương vùng ĐBSCL lần thứ 15 sẽ do TP Cần Thơ đăng cai tổ chức vào năm 2012.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất