| Hotline: 0983.970.780

Khoai lang Hoàng Long xanh đồng Thanh Miện

Thứ Sáu 21/07/2017 , 13:20 (GMT+7)

Vụ xuân hè 2017 diện tích cây khoai lang trên địa bàn huyện Thanh Miện (Hải Dương) đã lên tới trên 100ha. Nông dân nơi đây vốn có truyền thống trồng giống khoai lang Hoàng Long cho năng suất, chất lượng cao...

Tại thời điểm này diện tích trồng khoai lang Hoàng Long cơ bản đã thu hoạch xong. Với năng suất đạt từ 800 - 1.000kg củ/sào, giá bán cho thương lái tại ruộng là 7.000 đồng/kg, trừ chi phí sau 4 - 5 tháng trồng, chăm sóc nông dân thu lãi từ 5 - 6 triệu đồng/sào. Dù không lợi nhuận bằng các cây rau màu ngắn ngày khác bà con vẫn mặn mà với khoai lang bởi chi phí sản xuất thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, dễ thâm canh...

22-26-39_img_20170718_211045
Thu hoạch khoai lang xuân hè

Ông Cương, nông dân ở thôn Kim Đông, xã Lam Sơn cho biết, dù lãi không cao bằng cây dưa hấu, cà chua hay ớt nhưng so với cấy lúa thì khoai lang vẫn cho thu lãi gấp 3 - 4 lần. Quan trọng là trồng khoai lang tốn ít thuốc trừ sâu bệnh, ít rủi ro, mất mùa như các cây trồng khác, nhất là khi thời tiết đang có nhiều bất lợi. Vụ này gia đình ông dù chỉ có 2 nhân công lao động "vừa làm vừa chơi" đến cuối vụ, với 1 mẫu khoai lang cho thu lãi hơn 50 triệu đồng.

Ông Cương cho biết thêm, để có được năng suất cao, chất lượng tốt cho giống khoai lang Hoàng Long, ông đã dày công học hỏi kinh nghiệm và kĩ thuật từ cán bộ ngành nông nghiệp để phục tráng lại giống. Ngoài ra, các ngành chức năng đã giúp ông và bà con có cơ hội tiếp cận thị trường qua việc “trình làng” giống khoai lang Hoàng Long tại các hội chợ thương mại. Đây là một kênh quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy địa phương có điều kiện phát triển sản phẩm.

Trong các vụ sản xuất, nông dân nơi đây đều được các cán bộ của Viện Cây lương thực - cây thực phẩm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện chuyển giao kĩ thuật trồng khoai lang theo lối cải tiến, chăm sóc, bảo vệ thực vật... Cán bộ khuyến nông còn thường xuyên theo dõi, bám sát ruộng đồng để giải quyết các tình huống xấu cho nông dân. Vì thế vụ xuân hè 2017 dù thời tiết không ưu tiên (ấm nóng) nhưng cây khoai lang Hoàng Long vẫn cho năng suất rất cao, chất lượng thơm ngon hơn trước.

Ông Vũ Văn Tiến, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thanh Miện trao đổi, trước mỗi vụ sản xuất, cán bộ trạm trực tiếp tập huấn kĩ thuật cho nông dân hoặc kết hợp với các cơ quan chức năng chuyển giao các tiến bộ mới qua các mô hình trình diễn hay đề tài khoa học, giúp bà con có kiến thức và yên tâm bước vào sản xuất. Sản phẩm khoai lang Hoàng Long thơm ngon được nhiều nơi biết đến một phần nhờ sự đóng góp tích cực từ công tác khuyến nông...

Thực tế xuống đồng chứng kiến việc thu hoạch khoai lang mới thấy được hết niềm vui được mùa được giá của nông dân. Những củ khoai lang to tròn, chắc nịch, nhiều củ cân nặng đến nửa ki lô gam được thu mua ngay tại ruộng. Một thương lái cho biết, khoai lang là mặt hàng ăn quà của cả người dân nông thôn lẫn thành thị nên đắt hơn gạo là lẽ đương nhiên. Những năm trước miền Bắc vắng bóng khoai lang thì khoai Đà Lạt vẫn chuyển ra bán lẻ từ 20 - 25 nghìn đồng/kg. Nay có khoai của địa phương chất lượng cũng không thua kém nên tiêu thụ rất dễ.

Khoai lang vốn là cây chống đói nay đã được "lên ngôi", chính quyền huyện Thanh Miện đang chú trọng để phát triển và nhân rộng cây trồng này. Trong vụ thu đông sắp tới, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương sẽ phối hợp với doanh nghiệp thực hiện một mô hình sản xuất khoai lang Nhật để Thanh Miện trở thành vùng nguyên liệu trù phú...

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm