| Hotline: 0983.970.780

Không minh bạch nên mâu thuẫn âm ỉ mãi

Thứ Năm 24/08/2017 , 08:23 (GMT+7)

Khi tôi làm cục phó, chuyện chữ đường đã râm ran lên rồi. Nói thật, giờ cứ hỏi 10 người trồng mía thì 8 người lắc đầu không tin cách đo chữ đường...

Là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực mía đường, ông Đoàn Xuân Hòa, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí nông nghiệp VN cho rằng, mấu chốt của ngành mía đường hiện nay chính là kế hoạch sản xuất thu mua, sau rồi mới đến câu chuyện minh bạch khâu đo chữ đường.

14-40-00_20170823_104529
Ông Đoàn Xuân Hòa

Khi tôi làm cục phó, chuyện chữ đường đã râm ran lên rồi. Nói thật, giờ cứ hỏi 10 người trồng mía thì 8 người lắc đầu không tin cách đo chữ đường của nhà máy. Họ không tin cũng dễ hiểu thôi. Tự nhà máy lấy mẫu, mà cây mía thì có 3 đoạn là ngọn, thân và gốc. Ai cũng hiểu ngọn mía thì chữ đường có đáng là bao. Thân và gốc mía chữ đường mới cao.

 Nhưng cách lấy mẫu mía để đo chữ đường của các nhà máy thì rất không giống nhau, nhiều khi phụ thuộc vào cái tâm của chính cán bộ lấy mẫu. Cứ nhằm ngọn mía mà lấy mẫu thì chữ đường chính xác sao được.

 Khi đo chữ đường thì nhà máy nào cũng dựa vào máy móc cả. Nhưng cái máy để trong phòng, người của nhà máy đường vận hành. Cuối cùng hiện lên chữ đường trên bảng điện tử, nông dân nhìn thì biết vậy chứ họ không có cách gì kiểm tra nhà máy có làm chính xác hay không.

Nhưng nói thế thì chẳng lẽ không tin máy móc, không tin nhà máy, vậy thì tin ai bây giờ? Đó chính là cái gốc vấn đề. Cần phải có ông "trọng tài" nào để cân đong đo đếm việc này cho khách quan nhất.

Báo NNVN có nói về Hội người trồng mía ở Tây Ninh tham gia vào việc giám sát chữ đường của nhà máy cũng là một cách làm. Nhưng đó đã phải là "trọng tài" thực sự hay chưa? Vì Hội người trồng mía phải có máy móc, máy đó phải được cả 2 bên mua và bán mía chấp nhận. Chứ hội tham gia cho có, chỉ là hình thức thì chưa ổn.

 Nhân nói về đo chữ đường, tôi xin nói một khía cạnh khác trong việc thu mua mía nguyên liệu. Mà nếu không làm tốt việc này thì thất thoát chữ đường còn lớn hơn nhiều. Ai cũng biết, với đặc tính vật lí của cây mía, thời gian từ khi chặt, thu hoạch mía đến khi nhà máy xác định chữ đường và tiến hành cân, thu mua mía có ảnh hưởng, quyết định rất lớn đến chữ đường.

Thực tế cho thấy, việc mía từ ruộng của người dân và đến nhà máy bị hao hụt tới 1CCS đến 1,5CCS là chuyện thường xuyên xảy ra. Đây mới là nguyên nhân thất thoát sau thu hoạch gây tổn thất lớn nhất cho người nông dân. Bà con cần chú ý, chặt mía khi nào, thời gian từ khi chặt đến khi chở mía về nhà máy chế biến là bao lâu, đoạn đường bao xa để đỡ mất mát, hao hụt chữ đường.

Theo tôi, giữa nông dân và nhà máy đường cần có kế hoạch trồng, thu hoạch, cân và thu mua hết sức chặt chẽ, bài bản, quy củ để hạn chế tối đa thiệt hại. Nói tóm lại phải phối hợp nhịp nhàng. Nếu nhà máy không thực hiện đúng cam kết, thời gian thu hoạch, thời điểm thu mua sẽ phải đền bù thiệt hại cho nông dân trồng mía.

Để xác định được vấn đề này, cần có bước đánh giá sơ bộ chữ đường mía tại ruộng và đối chiếu với chữ đường tại nhà máy để đưa ra con số chính xác nhất. Tại Trung Quốc, họ còn xác định chữ đường ngay từ khi nông dân chọn trồng giống mía gì, ở vùng nào thì chữ chữ đường được quy định bao nhiêu. Tất nhiên việc xác định này có căn cứ khoa học cũng như đã được chứng minh ngoài thực tiễn rồi.

Theo tôi, việc Thông tư 29 của Bộ NN-PTNT ban hành năm 2012 đã cơ bản xóa bỏ được việc các nhà máy mua xô mía và xác định chữ đường bằng cảm quan truyền thống trước đây, qua đó góp phần giảm nguy cơ thiệt hại cho người nông dân. Cái gì càng xác định bằng cảm quan, nông dân càng dễ bị thua thiệt. Vì vậy, tôi khuyến cáo nông dân kiên quyết không bán mía xô cho các nhà máy, bán thế bà con luôn ở kèo dưới.

Ngành đường còn rất nhiều vấn đề lớn cần giải quyết. Thế mà lâu nay mỗi chuyện minh bạch hóa chữ đường vẫn chưa giải tỏa được, cứ âm ỉ mâu thuẫn giữa nông dân và nhà máy.

Phải chăng việc thiếu minh bạch do cơ chế “nắm đằng chuôi” thuộc về phía nhà máy? Thực ra, có thể nói đa phần các nhà máy đường làm đúng, đủ và khá khách quan, không ai ăn bớt, gian lận chữ đường của người nông dân làm gì. Nhưng vì cơ chế nó không khách quan, không có trọng tài trung gian nên rất khó để chứng minh được sự minh bạch khi mà lợi ích giữa nhà máy và nông dân luôn đi ngược nhau.

Vì vậy, để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn này, từ đó tạo điều kiện cho ngành mía đường phát triển bền vững, cần phải xây dựng các trung tâm giám sát, phân tích chữ đường tại mỗi vùng để giúp nhà máy và nông dân gặp được nhau. Trung tâm này của nhà nước, không thuộc nhà máy, cũng không của nông dân, như thế mới đảm bảo là họ không bênh vực ai.

Vấn đề này đã nhiều người nói, nhưng không ai làm. Nếu chúng ta càng làm chậm mâu thuẫn trên càng tích tụ lại.

“Nên thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập theo hình thức xã hội hóa để đảm bảo việc giám sát chữ đường được thuận lợi, nhanh chóng lại không phải sử dụng ngân sách, sẽ khả quan hơn. Việc duy trì hoạt động của các trung tâm giám sát chữ đường đến từ việc thu phí đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà máy và nông dân. Công đoạn tổ chức giám sát, quy chế hoạt động của những đơn vị sự nghiệp được pháp luật quy định rất rõ ràng rồi. Mà thực tế, tại những quốc gia có ngành mía đường phát triển trên thế giới thì đa phần họ cũng đang áp dụng phương pháp này”, ông Đoàn Xuân Hòa.

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm