| Hotline: 0983.970.780

Kỳ diệu biến ngón tay trỏ thành ngón cái

Chủ Nhật 27/11/2016 , 10:44 (GMT+7)

BS. Stéphane Guero, người được mệnh danh là “nhà ảo thuật của những bàn tay” đã thành công chuyển ngón trỏ thành ngón cái trên tay phải cho bé Phan Hoàng Việt Tùng...

Chiều 25/11, BS. Stéphane Guero, người được mệnh danh là “nhà ảo thuật của những bàn tay” đã thành công chuyển ngón trỏ thành ngón cái trên tay phải cho bé Phan Hoàng Việt Tùng, sinh năm 2015 (ngụ Quận Hoàng Mai, Hà Nội) tại Bệnh viện FV (TP.HCM).

10-09-36_bn-ty-phi-truoc-gii-phu
Bàn tay của bé Tùng trước phẫu thuật

Được biết, từ ngày 21 - 26/11/2016, BS Guero đã khám 32 bệnh nhân và giải phẫu cho 13 trường hợp là 13 bệnh nhi, phần lớn từ các tỉnh, thành phía Bắc. Trong đó có 1 ca phẫu thuật trị phì đại bàn chân, còn lại 12 ca là phẫu thuật bàn tay, với tình trạng phổ biến là thiếu ngón tay (được bác sĩ chuyển đổi ngón, ví dụ như chuyển ngón trỏ thành ngón cái) hoặc ngón thiếu đốt (được bác sĩ lấy đốt ngón chân ghép lên). BS Guero cho biết đến nay, tổng số ca biến ngón trỏ thành ngón cái mà ông đã thực hiện trong đời là 85 ca, và đợt này thêm 3 ca như vậy nữa tại Bệnh viện FV.

Cha mẹ bé Việt Tùng (anh Phan Hoàng Việt Anh và chị Lã Thị Thu Hương) cho biết, sau khi ca phẫu thuật hoàn tất, nhìn bàn tay con trông như bình thường, họ cảm thấy rất hạnh phúc.

10-09-36_bn-ty-su-gii-phu
Bàn tay của bé Tùng sau phẫu thuật
 

Ca phẫu thuật tiếp theo là bé Trịnh Khánh Linh, 15 tháng tuổi, ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM. Bé Linh bị 2 dị tật là ngón cái bàn tay phải của bé Linh rất nhỏ và không có khả năng cầm nắm. Trong khi đó, tay trái không có xương quay ở cẳng tay, không có cơ mé ngoài của cẳng tay, bàn tay trái không có ngón cái và bị quặp vào cánh tay chứ không nằm trên một đường thẳng.

Sáng 26/11, BS Guero sẽ thực hiện phẫu thuật chuyển ngón trỏ thành ngón cái cho bàn tay phải bé Linh, tái tạo chức năng cầm nắm và tiên lượng 2 tháng sau ngón cái mới sẽ cầm được cốc. BS Guero cho biết, ông sẽ tiếp tục xử lý dị tật tay trái của bé vào năm 2017 với 3 lần mổ. Lần 1 do bác sĩ Vũ Hoàng Liên (Chuyên Khoa Phẫu thuật Bàn tay FV) thực hiện để đặt khung cố định bên ngoài, và ba mẹ bé sẽ được hướng dẫn cách điều chỉnh trong vòng 3 tháng cho bàn tay của bé thẳng với cẳng tay. Sau đó là lần mổ 2 để tháo khung và găm kim cố định. Trong lần 3, bác sĩ Guero sẽ chuyển ngón số 2 thành ngón cái cho bé Linh.

Khi được hỏi lý do bác sĩ Guero dù bận rộn nhưng năm nào cũng dành thời gian sang Việt Nam, ông trả lời: "Vì còn nhiều bàn tay trẻ em Việt Nam mong chờ tôi quay lại".

10-09-36_e-kip-phu-thut
BS Stephane Guero (phải) và BS Vũ Hoàng Liên sau ca phẫu thuật thành công chiều 25/11
 

Những ca điều trị bàn tay dính ngón phức tạp (các ngón tay chụm lại với nhau không thể biết đâu là ngón nào), di chuyển ngón cho bệnh nhân bị mất ngón tay cái để tái tạo chức năng cầm nắm, ghép xương cho các trường hợp mất ngón bẩm sinh... do bác sĩ Guero thực hiện chính là phép màu cho hàng trăm trẻ em Việt Nam.

Trong mỗi chuyến công tác tại Bệnh viện FV, BS Guero đều kết hợp cùng bác sĩ ở đây để thực hiện các ca phẫu thuật bàn tay. Các bác sĩ FV sẽ theo dõi hậu phẫu và hỗ trợ bệnh nhân trong các trường hợp phục hồi chức năng bàn tay thông qua vật lý trị liệu.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm