| Hotline: 0983.970.780

Đề phòng với các biến chứng hiếm gặp do bệnh bạch hầu

Chủ Nhật 24/11/2024 , 17:18 (GMT+7)

Bạch hầu là một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng lây lan nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Phun khử trùng xung quanh khu vực Khau Noỏng, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Ảnh: CDC Cao Bằng

Phun khử trùng xung quanh khu vực Khau Noỏng, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Ảnh: CDC Cao Bằng

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận một số ca mắc bạch hầu tại các tỉnh như Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang và Cao Bằng. Đáng chú ý, ngoài trường hợp tử vong ở Cao Bằng, tháng 7/2024, một nữ sinh tại Nghệ An cũng đã tử vong do bạch hầu và hai ca mắc khác được ghi nhận tại Bắc Giang.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể ảnh hưởng đến hầu họng, thanh quản và các cơ quan khác. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với vật dụng nhiễm khuẩn. Với tốc độ lây lan nhanh, bạch hầu dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 60 tuổi và những người chưa được tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ. Đặc biệt, bệnh thường diễn biến nặng ở những người suy dinh dưỡng hoặc có hệ miễn dịch kém.

Bạch hầu không chỉ nguy hiểm vì khả năng lây lan mà còn vì những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh khởi phát với các triệu chứng nhẹ như đau họng, sốt, sưng hạch cổ, nhưng nhanh chóng dẫn đến các biến chứng như viêm cơ tim, tổn thương thần kinh, suy hô hấp và tử vong.

Bệnh bạch hầu lây lan nhanh và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Bệnh bạch hầu lây lan nhanh và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Một trong những đặc điểm nguy hiểm của bạch hầu là sự hình thành màng giả trong cổ họng và amidan, gây tắc nghẽn đường hô hấp. Trong một số trường hợp, bệnh nhân không sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng cổ, khàn tiếng và khó thở nghiêm trọng. Tình trạng này có thể dẫn đến ngừng tim, suy đa tạng, và tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu có thể gây tổn thương các cơ quan khác như thận, dẫn đến suy thận hoặc gây viêm và hoại tử da, mắt, bộ phận sinh dục.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng bệnh

Mặc dù nguy hiểm, bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vacxin. Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ em cần được tiêm đầy đủ các mũi vacxin 5 trong 1 (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, và viêm gan B) vào các thời điểm 2, 3 và 4 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ 16-18 tháng tuổi.

Hầu hết trẻ em dung nạp vacxin tốt, chỉ gặp một số phản ứng phụ nhẹ như sưng đau chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ. Đối với người lớn, vacxin bạch hầu thường chỉ được tiêm trong các chiến dịch phòng dịch tại khu vực nguy cơ cao.

Ngoài tiêm vacxin, các biện pháp vệ sinh cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh bạch hầu. Người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng mát. Những người có triệu chứng nghi ngờ cần được cách ly và đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

Việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ em, kết hợp với các biện pháp vệ sinh là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa bệnh bạch hầu (Ảnh minh họa).

Việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ em, kết hợp với các biện pháp vệ sinh là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa bệnh bạch hầu (Ảnh minh họa).

Trước tình hình bạch hầu xuất hiện trở lại, các cơ quan y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan. Bạch hầu vốn là bệnh hiếm gặp nhờ vào chương trình tiêm chủng, nhưng sự gia tăng xuất hiện các ca bệnh gần đây là lời cảnh báo cần tăng cường ý thức phòng dịch.

Việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ em, kết hợp với các biện pháp vệ sinh là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát bệnh bạch hầu. Đồng thời, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, giám sát và xử lý kịp thời các ổ dịch để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?

Lá lốt có tác dụng gì với sức khoẻ?

Lá lốt không chỉ giúp hương vị của món ăn thêm thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe và còn có tác dụng điều trị một số loại bệnh.