| Hotline: 0983.970.780

Làng quê bất ngờ “sốt” gạo

Thứ Tư 15/12/2010 , 09:00 (GMT+7)

Là một huyện không có thế mạnh về cây lương thực, vậy mà hai tháng trở lại đây, mặt hàng lúa gạo tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nóng hơn bao giờ hết. Đội quân hàng xáo nháo nhào lùng sục mua hết số thóc lúa có ở các chợ cũng như trong nhà dân....

Là một huyện không có thế mạnh về cây lương thực, vậy mà hai tháng trở lại đây, mặt hàng lúa gạo tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nóng hơn bao giờ hết. Đội quân hàng xáo nháo nhào lùng sục mua hết số thóc lúa có ở các chợ cũng như trong nhà dân. Đây là một sự việc hi hữu chưa bao giờ xảy ra.

Đội quân mua thóc đông như đội quân... mua lợn

Chợ phiên xã Ký Phú là một trong những chợ lớn nhất nhì khu vực phía Tây Nam của huyện Đại Từ. Chợ họp 5 ngày một lần và là nơi trao đổi mua bán mọi nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân. Theo phản ánh của những gia đình thường xuyên phải ăn đong, gần đây họ rất khó để mua được gạo ăn nếu không đi chợ sớm. Họp từ 6h sáng, đến 9h gạo trong chợ Ký Phú đã sạch bách không còn lấy một hạt do đội quân hàng xáo đã vơ vét hết. Tìm hiểu các chợ phiên khác tại xã Cát Nê, Văn Yên, Quân Chu, Vạn Thọ tình hình cũng tương tự khiến các góc chợ đâu đâu cũng bàn tán xôn xao về cơn "sốt” bất thường của giá gạo.

Có được 500.000 đồng từ tiền bán chè, chị Bàn Thị Nguyệt ở xã Quân Chu lập tức ra quầy mua ngay một nồi gạo (ở quê người dân vẫn mua gạo bằng nồi, một nồi là 17kg) hết 192.000 đồng. Khệ nệ xách túi gạo trên tay, chị cho hay: Ngày trước, mỗi khi đi chợ chị đều mua các nhu yếu phẩm khác rồi lúc nào chuẩn bị về mới đong gạo. Nhưng nay do gạo khan hiến nên chị phải mua gạo trước tiên cho chắc ăn rồi mới đi mua thịt thà, rau cỏ. Chị Nguyệt nhăn nhó kêu ca, không hiểu tại sao dạo này hàng xáo mua gạo ở các chợ nhiều như vậy để làm gì mà khiến giá gạo tăng lên 2000 – 3000 đồng/kg.

Tình cờ phóng xe vào một nhà dân ở xóm Soi, xã Ký Phú chơi, chúng tôi lập tức được tiếp đón bằng một câu khá bất ngờ: “Mua thóc hả! Còn nữa đâu mà bán, thằng Thường nó mua hết rồi”. Thì ra là không chỉ ở các chợ mà ngay thóc trong hòm của người dân cũng được hàng xáo gạ gẫm mua với giá rất cao, bất kể bao nhiêu họ đều mua hết. Theo lời chủ nhà Nguyễn Chiến Tập, mọi năm giá thóc Khang dân chỉ từ 500.000 – 550.000 đồng/tạ thì nay tăng lên 650.000 – 700.000 đồng/tạ mà không có bán. Ông Tập chỉ tay về phía tỉnh lộ 261 trước mặt và cho biết, đội quân mua thóc giờ đông không kém đội quân mua lợn. Với chiếc xe Minks mỗi ngày họ lôi ra được từ hòm của người dân cả chục tấn thóc là chuyện thường.

Dấu hiệu đầu cơ?

Phải chăng đang có một cuộc đầu cơ lúa gạo? Và nếu đó là sự thật thì nguyên nhân xuất phát từ đâu? Lân la hỏi chuyện lái buôn Trần Văn Đường ở xóm Dứa, xã Ký Phú chuyên cung cấp gạo cho xã Quân Chu- Đại Từ và Phúc Thuận- Phổ Yên (hai xã này chuyên trồng chè nên hầu hết họ đều phải đong gạo) anh lý giải rằng, mọi năm anh cũng như các hàng xáo khác đều nhập thóc, gạo từ miền Trung và miền Nam chuyển ra với gá cả chênh lệch so với ngoài Bắc từ 2.000 – 4.000 đồng/kg. Nhưng do ảnh hưởng liên tiếp của hai cơn bão tại miền Trung vừa rồi nên gạo trong đó ngừng bán ra ngoài Bắc. 

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, năm nay mặc dù miền Bắc bị nạn rầy nâu tàn phá nhưng lượng thóc, gạo còn trong dân không phải là nhỏ. Mấy năm gần đây, dịch tai xanh bùng phát khiến người dân thua lỗ vì giá lợn xuống thấp, nên năm 2010 số hộ bỏ chăn lợn là rất lớn. Đặc biệt, chăn nuôi quy mô hộ gia đình hiện nay vẫn chủ yếu dùng ngũ cốc làm thức ăn mà không dùng cám công nghiệp nên thóc gạo họ thừa khá nhiều. Rất có thể, nắm bắt được cái “thóp” này, đội quân hàng xáo tới từng nhà gạ mua thóc với giá cao nhằm khỏa lấp vào chỗ trống do nguồn cung truyền thống bị mất.

Theo quy luật, năm nào đến tháng củ mật các lái buôn cũng găm hàng để ăn Tết xong họ lại bán ra kiếm lời nhờ ăn chênh lệch về giá. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì năm nay lái buôn quy mô nhỏ và trung bình mua thóc đến đâu là xát thành gạo đem bán tới đó vì giá cả đang cao ngất ngưởng. Việc thị trường thiếu gạo thật sự hay đang có một cuộc đầu cơ ngầm hiện vẫn chưa ngã ngũ.

Để rõ hơn về diễn biến thị trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên địa bàn TP Hà Nội thì thấy, sức tiêu thụ vẫn bình thường nhưng giá cả tăng từ 20 – 35%. Tại chợ Hàng Da, gạo Tám thơm Hải Hậu giá 17.000 đồng/kg tăng hơn 2.000 đồng/kg, Tám thơm Thái Lan 28.000 đồng/kg tăng 3.000 đồng/kg, xi dẻo 12.500 đồng/kg tăng 2.500 đồng/kg, ngay cả gạo Khang dân cũng tăng từ 8.000 đồng lên 11.000 đồng/kg... Mặc dù sức mua bán bình thường, thậm chí có vẻ trầm nhưng tại các nơi khác như: Chợ gạo Nguyễn Thiệp, chợ Đồng Xuân, siêu thị BiC, Fivimart… giá các mặt hàng gạo cũng tăng từ 20 – 30%.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm