| Hotline: 0983.970.780

Lò mổ "siêu bẩn" mọc san sát gần... ủy ban xã

Thứ Sáu 21/09/2012 , 10:30 (GMT+7)

Tại sao có sự lộng hành trắng trợn này? Giới giết mổ gia cầm lậu chuyên nghiệp đã nói rằng, muốn thế thì phải biết “lối đi”…

Gần chục lò mổ gia cầm di động siêu bẩn với đầy đủ vật dụng để “hóa kiếp” gà, vịt từ A đến Z cho khách ngang nhiên mọc lên tại khu vực giáp ranh thuộc hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TPHCM). Tại sao có sự lộng hành trắng trợn này? Giới giết mổ gia cầm lậu chuyên nghiệp đã nói rằng, muốn thế thì phải biết “lối đi”…

Sáng 20/9, PV NNVN có mặt tại khu vực ngã ba Quách Điêu (giáp ranh 2 xã Vĩnh Lộc A và B) đã khá bất ngờ khi thấy khu chợ gia cầm lậu nổi tiếng này im lìm hơn trước. Có vẻ như một số cuộc truy quét bất ngờ của lực lượng thú y huyện Bình Chánh đã phần nào có tác dụng khi tại đây chỉ còn thấy 3 điểm bày bán gia cầm.

Vậy nhưng, sau một hồi dò la, PV được một bác xe ôm gần đó tiết lộ: “Cả chục lò mua bán, giết mổ gia cầm di động đã dạt ra xung quanh chứ chẳng chịu giải nghệ đâu. Cứ theo 3 hướng của ngã ba, đi vài trăm mét là thấy đầy gà vịt!”.

Theo chỉ dẫn, PV đi về hướng UBND xã Vĩnh Lộc B (cách ngã ba chỉ vài trăm mét), lập tức ghi nhận có tới 4 lò gia cầm di động mọc san sát ngay ủy ban xã. “Choáng” nhất là tại khuôn viên Trạm y tế Vĩnh Lộc A mọc tới 2 lò hóa kiếp gà vịt. Ở đây có đầy đủ lò than, thau, chậu, dao, thớt để cắt tiết, vặt lông gia cầm cho khách. Thậm chí, chủ lò còn mắc cả chiếc võng án ngữ ngay cổng ra vào Trạm y tế mà không gặp bất cứ trở ngại gì.

Còn tại ấp 4, xã Vĩnh Lộc B, PV ghi nhận có 2 lò giết mổ gia cầm cũng hoạt động trắng trợn không kém. Sát kế bên nhà D19/2 đường Vĩnh Lộc (ấp 4), người ta dựng hẳn mái tôn kiên cố tại khu đất trống để lập lò mổ lậu. Cách đó vài bước chân (đối diện nhà số D17/26 đường Vĩnh Lộc) đang có hai người (1 nam, 1 nữ) đang hì hục nhổ lông cả chục con gia cầm cho khách. Chủ lò này còn mang cả giường ngủ và dựng nguyên một phuy nước loại lớn để làm dịch vụ mà không hề bị cơ quan chức năng “hỏi thăm”!

Hướng về phía ngã tư Quách Điêu – Dương Công Khi (thuộc xã Vĩnh Lộc A), PV tiếp tục ghi nhận có 3 lò mua bán, giết mổ gia cầm cũng nằm rất gần UBND xã. Điều đáng nói, trong quá trình hỏi han, trao đổi với một chủ lò gia cầm (quê Nam Định), PV được chị này tiết lộ: “Anh tưởng ai cũng bán được hả? Còn lâu! Muốn lò mổ lậu “sống” được thì phải có cách, chứ họ mà muốn bắt thì thử hỏi đủ thứ lều bạt, nồi niêu, gà vịt thế này có chạy đằng trời!”. Hỏi thêm, chị này bảo không thể nói ra được vì “còn chừa đường buôn bán nữa chứ”!?

Để tận mắt chứng kiến quy trình giết mổ gà lậu, không kiểm dịch “siêu bẩn”, PV đã mua một con vịt cỏ với giá 65.000 đồng và công cắt tiết, vặt lông 10.000 đồng tại khu vực gần ngã tư Quách Điêu – Nữ Dân Công (xã Vĩnh Lộc A).

Dưới đây là quy trình “hóa kiếp” gà, vịt lậu cụ thể:


Gà, vịt không kiểm dịch bày bán công khai trên vỉa hè…


Sau đó được cắt tiết và nhúng vào nồi nước đen ngòm như nước cống…


Và mang ra nhổ lông trên chiếc bao tải cũ…


Rồi cho vào thau nước đầy phân, máu, lông nhầy nhụa để moi bộ lòng…


Sau đó nhúng nước sôi trong thùng sơn để vặt lông nhỏ còn sót lại…


Cuối cùng, toàn bộ lòng, ruột, phân, lông của gia cầm được đổ ngay dưới đất


Tổ chức giết mổ gia cầm ngay sát đường lộ gần ngã tư Nữ Dân Công - Quách Điêu (ấp 3 và ấp 5, xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh)



“Cao thủ” hơn, hai điểm mua bán và giết mổ gà vịt được phép nằm hẳn trong khuôn viên của Trạm y tế xã Vĩnh Lộc A!


Và đây là lò mua bán, giết mổ gia cầm bẩn gần UBND xã Vĩnh Lộc B nhất, chỉ cách chừng 200 mét!

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm