| Hotline: 0983.970.780

Lộn xộn quản lý tiền công đức

Thứ Tư 21/03/2012 , 10:11 (GMT+7)

Với hơn 4 vạn di tích, thắng cảnh (trong đó có 8 ngàn di tích cấp tỉnh và quốc gia) có thể nói, lượng tiền công đức mà nhân dân đóng góp là không nhỏ.

Một con số đáng giật mình khi lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) lần đầu tiên công bố nguồn thu công đức 70 tỷ (năm 2011). Với hơn 4 vạn di tích, thắng cảnh (trong đó có 8 ngàn di tích cấp tỉnh và quốc gia) có thể nói, lượng tiền công đức mà nhân dân đóng góp là không nhỏ.

Lộn xộn trong quản lý

Ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ VHTTDL, cho biết: “Chúng ta đang có sự chồng chéo trong quản lý di tích. Không phân cấp được, không giao trách nhiệm cơ quan nào quản lý. Địa phương thì giao cho tỉnh, địa phương thì giao cho Ban tôn giáo quản lý. Các cơ sở tín ngưỡng cũng không có phân cấp, BQL đều tự phát. Di tích lớn thì không nói, nhưng ở địa phương thì việc này còn lung túng”. 

Nhiều người dân không biết tiền công đức được dùng vào việc gì

Ông Thành cũng cho rằng, từ mô hình quản lý không thống nhất này dẫn đến sự không thống nhất trong lợi ích. Mỗi di tích lại có một cấp, hoặc nhiều cấp khác nhau cùng quản lý. Nơi thì do cơ quan Nhà nước quản lý (như các UBND, Sở VHTTDL…), nơi thì do nhân dân (như Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc…), nơi thì do cá nhân (sư trụ trì, thủ từ…). Vì vậy, tiền công đức ở mỗi di tích cũng được quản lý khác nhau: nơi do cá nhân tự thu - chi, nơi do nhiều cấp thu và quản lý, tiền thu được chia theo những phần trăm khác nhau.

Sự lộn xộn trong quản lý tiền công đức cũng còn bởi không có quy chế quản lý. Bởi vậy dẫn đến việc có nhiều nơi thu tiền. Ví dụ như ở Chùa Keo (Thái Bình), khi Ban quản lý chùa (cơ quan do phòng Văn hóa huyện lập ra) đã tiếp nhận, quản lý tiền công đức thì nhà chùa (sư trụ trì) vẫn phát hành song song một phiếu công đức khác của chùa. Như vậy, tự nhiên, số tiền đóng góp của người dân sẽ có hai nguồn thu. Trong khi, nguồn thu từ Ban quản lý sẽ dùng cho chi trả các hoạt động của nhà chùa, từ việc sinh hoạt của sư, sãi, đến tiền điện, nước, trùng tu, tôn tạo cảnh quan… thì số tiền do nhà chùa thu lại không được công khai.

Một số địa phương thì có cách “khoán” công đức.

Nghệ An được coi là tỉnh đầu tiên của cả nước ban hành Quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Theo đó, 65% nguồn công đức bằng tiền mặt, 100% hiện vật, sức lao động sẽ trích để tu sửa, tôn tạo di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và cấp có thẩm quyền quyết định; trích 35% nguồn công đức bằng tiền mặt cho lễ nghi, khánh tiết, điện nước, tuyên truyền, quảng cáo, tổ chức lễ hội, tiền lương đội ngũ bảo vệ, quản lý di tích.

Tuy nhiên, cũng từ quy định này mà một số nơi trong tỉnh quản lý bằng cách khoán. Số tiền mà xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An nơi có đền thờ Ông Hoàng Mười năm 2012 này đã “khoán” cho đền là 900 triệu đồng. Có thể, số tiền khoán này chưa bằng một phần nhỏ số thực thu, nhưng điều này đã làm sai lệch bản chất tâm linh của đình, đền chùa. Việc khoán này cũng xuất hiện tại đền Ông Hoàng Bảy ở Lào Cai. Sự việc sau đó đã bị tỉnh “tuýt còi”.

Sớm phải luật hóa

“Ai cũng biết số lượng tiền công đức rất lớn nhưng không ai nắm được, nên cũng không biết việc chia sẻ lợi ích được thực hiện như thế nào. Cũng từ đó mà xảy ra hiện tượng lợi dụng công đức để tư lợi, xuất hiện rất nhiều đền phủ tư nhân, hay các “công ty” tôn giáo tâm linh”, ông Lương Hồng Quang.

Ông Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, cho rằng, cần thiết phải minh bạch: “Theo nguyên tắc, việc công đức, đứng về phía người công đức có thể coi là thực hiện việc hiến tặng, còn nơi nhận tiền công đức là thực hiện việc quyên góp. Gần như tất cả các nước trên thế giới đều có luật về hiến tặng, quyên góp để quản lý”.

Trong khi ở Việt Nam, việc quản lý tiền công đức vẫn chưa được luật hóa và gần như 100% người dân làm công đức khi được hỏi đều trả lời rằng không biết tiền công đức của mình được dùng vào việc gì.

Từ năm 2009, Bộ VHTTDL đặt ra vấn đền cần có thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng các nguồn thu, chi từ lễ hội, tiền công đức, cung tiến. Hiện nay, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam bắt đầu nghiên cứu và xây dựng thông tư. Hy vọng, sau khi hoàn thiện và đưa vào áp dụng, thông tư sẽ góp phần tạo một hành lang chung, thống nhất trong quản lý, sử dụng tiền công đức trong cả nước, góp phần làm cho đồng tiền “tâm đức” của người dân được sử dụng đúng mục đích vì cái tâm, cái đức.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất