| Hotline: 0983.970.780

Lộn xộn thị trường cây giống Đắk Nông, tiền mất, cây chết...

Thứ Tư 06/07/2016 , 06:30 (GMT+7)

“Biết được nhu cầu của người dân, nhiều hộ dân tận dụng mặt bằng ven tuyến quốc lộ rồi nhập cây giống về, treo biển và cứ thế buôn bán ầm ầm. Các cơ sở này mọc theo thời vụ, không hề có giấy phép, cũng chẳng hề có vườn ươm...".

Chúng tôi khảo sát nhanh tại một số cơ sở vườn ươm, mua bán cây giống tại tỉnh Đắk Nông, thấy giá giống cao hơn năm trước khoảng 10 - 15%. Các loại giống cây trồng chủ lực như hồ tiêu, bơ Booth, sầu riêng, chanh dây, mắc ca hút thị trường nhất. Các loại này có giá từ 20.000 - 40.000 đồng/cây, riêng mắc ca từ 55.000 - 60.000 đồng/cây ghép, tăng từ 5 ngàn đến 10 ngàn đồng/cây.

Anh Nguyễn Văn Thắng, chủ một cơ sở cung cấp cây giống trên Quốc lộ 14, thuộc địa bàn huyện Đắk R’lấp, chia sẻ: “Biết được nhu cầu của người dân, nhiều hộ dân tận dụng mặt bằng ven tuyến quốc lộ rồi nhập cây giống về, treo biển và cứ thế buôn bán ầm ầm. Các cơ sở này mọc theo thời vụ, không hề có giấy phép, cũng chẳng hề có vườn ươm, chỉ nhập hàng từ nơi khác về rồi bán sang tay ăn chênh lệch”.

Theo anh Thắng, chính sự cẩu thả trong việc chọn lựa cây giống của người dân là nguyên nhân chính dẫn đến thị trường lộn xộn như hiện nay. Người mua thì cả tin theo lời giới thiệu của người bán, còn người bán chẳng có giấy tờ chứng nhận chất lượng, kiểm định nào. Rất ít nông dân chịu bỏ công đi tham quan tận vườn ươm, học hỏi kinh nghiệm mô hình mà chỉ nghe theo lời hô hào rồi cứ ào ào mua cây giống về trồng.

13-31-08_nh-12-cy-giong
Hầu hết các cơ sở kinh doanh treo biển thương hiệu Eakmart, khiến nông dân lầm tưởng cây giống của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

 

Ông Nguyễn Duy Lợi ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, là một nông dân bị thiệt hại do làm ăn theo kiểu "nghe nói" mà không tìm hiểu kỹ. Nghe nói trồng tiêu nhanh giàu, năm 2014, ông đi mua dây tiêu về trồng. Giống được mua tại một vườn ươm ở xã Đắk N’DRung, cùng huyện. Qua hơn một năm trồng, 130 trụ tiêu chết dần chỉ còn lại vỏn vẹn 5 trụ. Nhìn vườn tiêu ông không khỏi xót xa, bao nhiêu tiền của, công sức đổ xuống, bắt đền thì không được. Hàng chục triệu đồng đầu tư xem như mất toi.

Tương tự, chị Trần Thị Thu, xã Quảng Khê, huyện Đắk G’long, đã không ít lần phải phá bỏ một số diện tích cây trồng vài năm tuổi vì mua phải giống kém chất lượng, tuy nhiên chị vẫn không rút được kinh nghiệm. Để chuẩn bị cây trồng cho mùa mưa năm nay, thấy hội chợ có bán cây giống, chị đã ra mua về trồng thử.

13-31-08_nh-2-cy-giong
Ảnh: Thanh Sa

 

Chị cho rằng cây giống ở hội chợ quảng bá rộng rãi nên có thể đảm bảo chất lượng. Và cũng như nhiều nông dân khác, chị chỉ cầm cây giống lên quan sát thấy cây xanh tốt là chọn mua, không quan tâm khi mua về trồng sẽ cho kết quả như thế nào.

Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng tại tỉnh Đắk Nông hiện có gần 300 cơ sở cung cấp cây giống, tuy nhiên chỉ có trên 30% cơ sở có giấy phép kinh doanh. Riêng giống mắc ca, qua rà soát, kiểm tra trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở gieo ươm, kinh doanh, trong đó chỉ có 1/9 cơ sở cung cấp được các hồ sơ thủ tục như giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, nguồn gốc lô giống, còn lại hầu hết không cung cấp được hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ. Nhìn chung, các cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cơ sở nhỏ lẻ, quy mô gia đình, kinh doanh theo thời vụ.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất