| Hotline: 0983.970.780

Mua mía kiểu nào NM đường cũng lãi to

Thứ Sáu 29/01/2010 , 10:08 (GMT+7)

Dù có “cào bằng” chữ đừơng thì ngừơi nông dân vẫn không mấy hài lòng, bởi NMĐ luôn nắm đằng chuôi.

Hôm qua (28/1), một cán bộ phòng quản lý chất lượng nông lâm sản (Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh) đưa cho chúng tôi xem báo cáo mới toanh của các NM đường (NMĐ) bán đường cho các đại lý cấp 1 mức giá 14.200 đ/kg.

Thế nhưng, giá mua mía của nông dân trong vụ này chưa có lúc nào đạt đỉnh “1 triệu đồng/tấn”. Hiện nay giá mua mía bình quân 715.000 đ/tấn, tức giá thành SX 1kg đường vào khoảng 11.000 đồng, chưa kể sau khi chế biến đường, các NMĐ còn thu lợi từ mật rỉ bán cho các nhà máy TĂCN, làm cồn, men vi sinh...Chẳng hạn, vụ mía đường 2008-2009, NMĐ Bourbon (Tây Ninh) thu đến 24 ngàn tấn mật rỉ, Biên Hoà-Tây Ninh thu gần 10 ngàn tấn giá trị hàng tỉ đồng.

Có lẽ quá lãi, nên bắt đầu từ vụ mía đường 2009-2010 nhằm chấm dứt tình trạng nông dân kêu ca về nạn NMĐ “ép” chữ đường, cả 3 NMĐ ở Tây Ninh đã “đột phá” bằng cách bao chữ đường 9-10 chữ. Nghĩa là bất kể mía non hay mía già, cứ mang tới bán trực tiếp , nếu 6- 7 chữ thì được nâng lên thành 9- 10 chữ. “Với giá mua như vậy, nếu mía trồng mới đạt năng suất khoảng 70 tấn/ha thì nông dân có lãi không dưới 16 triệu đồng/ha, còn mía gốc chỉ cần năng suất hơn 60 tấn/ha sẽ lãi trên 20 triệu đồng/ha” - đại diện NMĐ Bourbon nói. Trái lại, một cựu GĐ NMĐ Tây Ninh tiết lộ, nếu NMĐ tự đầu tư trồng 1ha mía, chỉ cần năng suất 50 tấn/năm thì đã có 4.700- 5.000kg đường và 2.000kg mật rỉ, tức cho giá trị thu nhập 40 triệu đồng (tương đương giá mua mía 800 ngàn đồng/tấn) tức lãi gấp 3 lần nông dân!

Thế nhưng, dù có “cào bằng” chữ đừơng thì ngừơi nông dân vẫn không mấy hài lòng, bởi NMĐ luôn nắm đằng chuôi. Ông Lê Đằng (Tân Đông, Tân Hưng, Tân Châu) nói: “Tôi trồng 5 ha mía, lúc mía cháy báo cho NMĐ Bourbon. NM qui định chỉ bao 9 chữ trong vòng 72 giờ. Trong 3 ngày đó, tôi phải mất 1 ngày lên NM báo mía cháy, 1 ngày lấy lệnh đốn chặt, ngày thứ 3 thì thu hoạch và giao mía, với diện tích mía cháy 2- 3 ha thì làm sao kịp. NM đưa qui định như thế chẳng khác nào bắt bí chúng tôi!”- ông Đằng nói.

Ông Phạm Vân (Tân Tây, Tân Hưng) cho biết thêm, NM bao chữ đường, nông dân phấn khởi thật, bán mía toàn là 9- 10 chữ, nhưng được cái này thì “ông ấy” đánh rớt tạp chất, cuối cùng cũng coi như huề. “Mới đây tôi bán 120 tấn mía, cuối vụ được bao 10 chữ, thông thừơng tạp chất chỉ có 2-2,2% là chấp nhận được, nhưng mía tôi bị đánh lên tới 5,7%. Tính ra mất cả tạ mía, tôi khiếu nại thì đại diện NM nói do lá nhiều. Thử hỏi, gần tết ai cũng biết nắng như đổ lửa lá cháy khô gần hết, nói nhiều là sao?”- ông Vân nói ấm ức.

Nông dân bán mía trực tiếp cho NM được bao chữ đường nhưng điều kiện khá ngặt nghèo, còn thương lái vừa được NM cấp “quota” mà mua bán mía cũng thuận lợi hơn. Điển hình như bà Đ (Tân Biên) là một trong những thương lái nổi tiếng vùng mía Tây Ninh có trong tay hàng trăm ha mía và hàng năm được khá nhiều NM cấp “quota” (hợp đồng mua bán) tổng cộng trên dưới 100 ngàn tấn. Bà Đ nổi tiếng bởi mỗi năm bà giúp bà con nông dân địa phương kể cả các nơi khác được ứng vốn, cung cấp giống mía với điều kiện khi đến vụ thu hoạch phải bán mía cho bà.

Khi nông dân bán mía cho bà Đ nếu NM “bao” bao nhiêu chữ, bà cũng “lấy” bấy nhiêu chữ. Trong khi bán cho NMĐ, nông dân phải “cầu cạnh” đủ thứ, từ việc xin lịch đốn chặt của Trạm nông vụ, rồi chờ xe của NM đến vận chuyển, mặc dù được bao chữ đường nhưng lại lo bị đánh rớt tạp chất. Bán vài ngày sau mới nhận được tiền. Còn bán cho bà Đ thì “tiền tươi thóc thật”. Nhờ vậy, năm qua diện tích trồng mía “liên kết” của bà lên tới 700 ha.

Thế nên, gặp những lúc khan hiếm mía như hiện nay, mía nông dân hợp đồng vào cổng NM, nếu dưới 9 chữ được bao 10 chữ, còn trên 10 chữ thì cũng chỉ có 10 chữ. “Nhưng mía bà Đ vào NM không có chuyện 10 chữ như tụi tôi đâu, ít nhất  cũng 11 chữ trở lên, bởi nếu bà "giận” thì gặp những lúc NM cần nguyên liệu lỡ bà quay lưng thật thì chết”- một cán bộ có trồng mía ở hụyện Tân Biên nói.

Còn PGĐ một NMĐ thì trải lòng: “Nói thiệt, NM tụi tui ép mỗi ngày cả ngàn tấn mía cây, không chủ động được vùng nguyên liệu, mua trong hợp đồng với nông dân chỉ được phần nào. Phần thiếu hụt phải nhờ vào những ngừơi như bà Đ cung ứng, không lẽ chạy nửa ngày tắt máy, hôm sau khởi động lại vừa tốn tiền củi, tiền dầu. Thế nên có tăng giá để mua mía cho bà Đ thì vẫn có lợi cho NM”. Chính vì lý giải kiểu này mà NMĐ buộc phải “xé rào” bằng cách ghi tăng đồng loạt lô mía của bà Đ từ chữ đường thấp thành cao hoặc thưởng chữ đường cao, rồi thưởng tiền mía đầu vụ, mía cuối vụ, hỗ trợ vận chuyển, phí tăng bo, nói chung là “đủ thứ trên trời”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm