| Hotline: 0983.970.780

Mua muối tạm trữ: Nơi thông, nơi tắc!

Thứ Năm 22/07/2010 , 09:39 (GMT+7)

Sau chủ trương mua tạm trữ 200 nghìn tấn muối, giá muối ở miền Trung nhích lên. Thế nhưng ở Nam bộ thì mọi chuyện không hanh thông như vậy.

* Chưa xác định được giá thành thì biết mua giá nào để diêm dân lãi 30%?

Sau chủ trương mua tạm trữ 200 nghìn tấn muối của Chính phủ, TCty Lương thực Miền Bắc (Vinafood1) đã xắn tay áo vào cuộc đẩy muối ở miền Trung nhích lên. Thế nhưng ở Nam bộ thì mọi chuyện không hanh thông như vậy.

Tại xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, vựa muối trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, ông Nguyễn Văn Hoà, phó thôn 3, cũng là một diêm dân nói: Toàn thôn có đến 70% số hộ làm muối, từ đầu vụ giá muối chỉ khoảng 250 – 300 đồng/kg, bằng 1/5 năm trước, đời sống diêm dân khó khăn. Tuy nhiên, thông tin TCty Lương thực Miền Bắc mua muối tạm trữ theo chủ trương của Chính phủ đã được phổ biến đến tất cả các hộ diêm dân. Hiện giá muối ở xã Tri Hải đã tăng lên, đạt 550 – 600 đồng/kg. Theo ông Hòa, cách đây không lâu, trong làng muối tồn rất nhiều, nhà nhiều lên đến cả chục tấn, nhà ít thì vài tấn. Chính vì vậy, thương lái càng có cơ hội để ép giá bà con diêm dân. Giờ đã khá hơn.

Ninh Thuận được coi là vựa lúa lớn nhất của khu vực miền Trung. Theo thống kê của Sở NN-PTNT, đến nay lượng tồn dư muối của tỉnh này khoảng 30 nghìn tấn, chủ yếu tập trung tại huyện Tri Hải. Để thực hiện chủ trương mua tạm trữ, kéo giá muối lên cao, ngày 9/7/2010 TCty Lương thực miền Bắc có gửi văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Thuận thông báo đã “giao cho Chi nhánh Muối VN và Cty SXTM và DV Hải Việt làm đầu mối thực hiện việc triển khai mua tạm trữ muối theo nguyên tắc mua trực tiếp của diêm dân, có sự phối hợp kiểm tra giám sát cùa chính quyền với giá thu mua đảm bảo cho diêm dân có lãi tối thiểu là 30%” và ấn định thời gian mua tạm trữ đến ngày 30/9 là chấm dứt. Được biết, hai DN này đã thu mua được gần 600 tấn muối với giá khoảng 600 đồng/kg.

Ông Lưu Khoan, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh đã có văn bản đề nghị Vinafood1 thu mua hết lượng muối tồn đọng trong diêm dân trong thời gian ngắn nhất. Để làm được điều này, Vinafood1 cần ứng trước 50% giá trị tiền vốn thu mua tạm trữ, đồng thời bảo lãnh tín dụng cho 2 DN trên được vay vốn từ ngân hàng để thanh toán tiền mua muối ngay trong ngày cho dân. “Chúng tôi đã thống nhất với các đơn vị thu mua tạm trữ muối là cần phải thu mua ngay tại kho gần đồng, đỡ phí vận chuyển và nhân công. Với tiêu chí đánh giá chất lượng muối bằng cảm quan là trắng sạch, rời và không lẫn tạp chất, Sở NN-PTNT cũng sẽ tổ chức khảo sát, lấy ý kiến các ngành để quy hoạch lại và hỗ trợ diêm dân SX muối đạt chất lượng”, ông Khoan nói. Cũng theo ông Lưu Khoan, thời gian mua muối tạm trữ bắt đầu từ 19/7, sau 10 ngày các DN phải báo cáo kết quả về Sở.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Tin cũng ở Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận cho hay, việc mua hết lượng muối cho diêm dân các Cty làm khá tốt. Vấn đề đau đầu nhất các DN ấn định giá mua muối tạm trữ bao nhiêu để diêm dân có lãi 30% theo văn bản chỉ đạo thì đến nay DN không trả lời được. Lý do chính là các DN chưa khảo sát chính xác chi phí đầu tư SX 1kg muối của diêm dân hết bao nhiêu thì làm sao quyết định được giá thu mua để diêm dân lãi 30%?. Còn theo khảo sát của Sở NN-PTNT Ninh Thuận thì giá thành SX 1 kg muối của diêm dân xấp xỉ 484 đ/kg, điều này cũng có nghĩa DN phải mua giá trên 650 đ/kg thì may ra diêm dân mới có lãi theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Trong khi đó, DN lại đưa ra giá mua tạm trữ có 600 đ/kg là hơi thấp.

Tại các tỉnh khác như Khánh Hòa, Bình Thuận…Vinafood1 cũng đang ráo riết triển khai thu mua muối tạm trữ bằng việc cử cán bộ khảo sát sản lượng muối cụ thể của từng khu vực, làm việc với chính quyền địa phương, các DN đầu mối để có biện pháp gom muối nhanh nhất cho bà con diêm dân. Theo ông Trần Xuân Chính, GĐ Chi nhánh Muối (Vinafood1) thì việc mua tạm trữ đã bắt đầu được các DN triển khai thực hiện. Riêng hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, lượng muối tồn dư tại mỗi tỉnh theo ước tính chỉ khoảng 5.000 tấn, nên áp lực tiêu thụ không lớn như Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Cần Giờ (TPHCM): Vẫn bế tắc!

Trái ngược với tiến độ mua muối tạm trữ tại miền Trung, ở huyện Cần Giờ, TPHCM việc mua muối tạm trữ vẫn đang bế tắc. Theo chỉ đạo từ ngày 30/6 Vinafood 1 triển khai sẽ mua tại đây 30 ngàn tấn muối với giá 750 đồng/kg muối thường và 800 đồng/kg muối trải bạt. Với giá mua này, theo tính toán của Sở NN-PTNT TPHCM, người làm muối có lãi trên 30% (giá thành SX muối thường ở Cần Giờ là 578 đồng/kg và muối trải bạt là 685 đồng/kg) và thời gian mua bắt đầu từ ngày 30/6 đến hết tháng 8. Nhưng thực tế, giá muối thường theo cách tính của Sở NN-PTNT TPHCM chính là giá “muối trắng”, tức muối loại 1 mà tỷ lệ loại muối này chiếm rất ít so với tổng số muối tồn kho của diêm dân.

Chẳng hạn như xã Lý Nhơn, hiện còn tồn kho gần 40 ngàn tấn muối, nhưng theo ông Phan Văn Phận, Chủ tịch HND huyện Cần Giờ thì UBND xã này báo cáo lên huyện cho biết hiện muối trắng trong diêm dân không còn nữa, bởi trước đó đã hết cho HTX Tiến Thành với giá 610- 640 đ/kg, hiện chỉ còn muối trung và muối đen (diêm dân gọi là muối loại 2, loại 3) mà 2 loại muối này thì không nằm trong “tiêu chuẩn” mua muối tạm trữ. “Chúng tôi đang xin ý kiến chỉ đạo của Hội Nông dân và Sở NN-PTNT TPHCM về vấn đề này, nếu không thì còn bế tắc”. “Chúng ta cần lập một hội đồng gồm những nhà chuyên môn để xác định mức hỗ trợ hay mức giá mua tối thiểu 1kg muối là bao nhiêu, chứ như hiện nay cứ nói chung chung là khó thể thực hiện được” – ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM nói.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm