| Hotline: 0983.970.780

Ngành điều - Thông tin hỗn loạn, hậu quả khôn lường

Thứ Năm 10/11/2011 , 12:07 (GMT+7)

Ba tháng nay, nội bộ ngành điều VN có quá nhiều chuyện “tóc rối đổi kẹo”, nổi bật nhất là lĩnh vực thông tin và hoang tin.

Chế biến điều XK
Ba tháng nay, nội bộ ngành điều VN có quá nhiều chuyện “tóc rối đổi kẹo”, nổi bật nhất là lĩnh vực thông tin và hoang tin.

Tin từ Vinacas- chỗ dựa “đáng tin cậy” của ngành thì “cứ yên tâm, giá sẽ lên trở lại” vì “toàn ngành sẽ thiếu khoảng 200.000 tấn điều nhân cho vụ giáp hạt quý 1/2012"- tin ngày 31/8/2011. Điệp khúc đó được nhắc đi nhắc lại, kéo dài trong khi thực tế thì trái ngược vì giá cứ xuống dần.

Đến 21/10, khi mà giá cả đã xuống đến mức đủ để “phát điên phát rồ” thì từ Vinacas vẫn tiếp tục cảnh báo “không được bán dưới giá 4USD/1Lb ww320”, rằng “ toàn ngành đang thiếu khoảng 100.000T cho niên vụ 2011” (bản tin ngày 21/10) khiến nhiều DN đang ôm hàng nghìn tấn điều nguyên liệu nuôi hy vọng … thoát chết. Ngày hôm ấy, giá nguyên liệu điều thô còn ở mức 30.000đ/kg.

Thế nhưng, trái ngược với thông tin của Vinacas, giá nhân và tương ứng với nó là giá nguyên liệu cứ rớt hàng ngày, thậm chí là hàng giờ. Từ thời điểm thông báo 21/10 của Vinacas đến nay, giá vẫn tiếp tục tụt dốc không phanh, xuống đến 3,65USD/Lb cho loại hàng WW320, còn giá nguyên liệu đã rơi xuống mức 28.000đ/kg (ngày 27/10/2011) và không có cơ sở nào để hy vọng mức giá đó sẽ không tiếp tục tụt xuống nữa.

Giá nguyên liệu không thể tăng lên được vì trên thực tế, toàn ngành đã ôm vào kho khoảng 700.000 tấn và trong dân còn khoảng 100.000 tấn, cao hơn tổng sản lượng năm 2011, trong khi niên vụ chế biến của toàn ngành năm 2011 chỉ thực sự từ tháng 4/2011 vì năm này vụ thu hoạch đến chậm gần 2 tháng so với năm 2010. Mặt khác, tổng công suất chế biến toàn ngành năm 2011 bị giảm mạnh hơn năm 2010 do thiếu lao động nghiêm trọng trong khi máy cắt tách hạt chưa kịp đưa vào sử dụng đại trà.

Thực tế đó khẳng định thông tin của Vinacas rằng, “sẽ thiếu nguyên liệu nên cứ yên tâm, giá sẽ lên trở lại” là không có cơ sở thực tiễn. Lại nữa. Ngày 10/10, trên mạng nội bộ của Vinacas đưa tin: Cty OlamVN ra giá bán nguyên liệu điều thô châu Phi luôn có mức giá thấp nhất trong ngành điều thế giới, với mức 1350USD/tấn nguyên liệu, mua WW320: 4,35USD/Lb. Mức giá đó sai lệch rất xa so với giá thật sự đang mua bán.

 “Hỏi ra, sau mới biết rằng”, mức giá đó thật ra chỉ là một hình thức “gây ảo giác”, vì bản chất của nó chỉ là đổi nguyên liệu lấy hàng thành phẩm, theo tỷ lệ thu hồi tương ứng, nó không phản ánh giá mua bán của hợp đồng.

Trái ngược với các thông tin mang tính “trấn an”, “tự ru ngủ mình và ru ngủ hội viên” về một tương lai tươi sáng, giá cả mua bán thực sự diễn ra hàng ngày lại vô cùng xấu. Thực tế là, trên thị trường cả trong và ngoài nước, giá nhân và nguyên liệu liên tục giảm. Ngày 21/10, Vinacas khuyên “không bán dưới giá 4USD”, nhưng chỉ một số rất ít còn hợp đồng cũ với số lượng không đáng kể, mới có thể bán giá đó, còn lại nhiều thành viên G20 – những nhà xuất khẩu lớn nhất VN vẫn đã và đang phải bán theo thời giá – tức là dưới giá đó.

 Vì sao? Vì đa số các người mua hiện nay đều chỉ ký hợp đồng “giao hàng ngay”, các hợp đồng ngắn hạn 3 tháng chỉ ký với số lượng rất ít. Nhà nhập khẩu thừa khôn ngoan để biết xu hướng giảm giá của thị trường. Để xác nhận điều này, những người có trách nhiệm có thể lấy thông tin từ các cơ quan quản lý xuất khẩu của việt Nam như: Hải quan, Cafecontrol, Vinacontrol.

“Yên tâm” làm sao được khi đang phải “ôm” 5 - 10.000 tấn điều thô, hàng trăm tấn nhân điều nằm chất đống trong kho với món nợ hàng trăm tỷ, với lãi vay hàng tỷ đồng mỗi tháng, trong khi giá thì vẫn cứ giảm hàng ngày. Hàng nghìn tấn điều thô đã chót vay mượn tiền để mua vào với giá “trên trời” 40.000đ/kg (gồm cả lãi vay đến thời điểm này), nếu không chấp nhận lỗ hàng chục tỷ/một nghìn tấn khi bán ra, hàng làm ra nếu “không bán dưới giá 4USD” thì lấy tiền đâu ra để trả lãi vay, lấy đâu ra hàng trăm tỷ để mà “đáo hạn”, trong tình cảnh mà các ngân hàng cũng đang khốn khổ vì cơ cấu lại và trước sức ép “thanh khoản” vì đã sắp kết thúc năm tài chính.

Giá nhân ww320 thực tế trên thị trường những ngày cuối tháng 10 vừa qua (25 – 27/10) chỉ dao động ở mức 7,2 – 7,5 USD. Chỉ cần bán ra được 3,7USD/Lb – tương đương 8,14USD/kg đã tốt quá rồi, mong gì bán 4USD, tương đương 8,8USD/kg?

Nguyên liệu thô hiện nằm ở mức giá 28.000đ/kg, tương đương với mức giá nhân bình quân khoảng 6,2USD/kg. Mức giá đó nếu nhà sản xuất đến lúc này mới mua vào sẽ có lãi chút ít, nhưng chỉ chắc chắn nếu chốt được giá bán ra ngay trong vòng khoảng 15 ngày chế biến, vì giá bán ra sẽ tiếp tục giảm.

Ngày 27/10, giá nhân “sống” ở Bình Phước chỉ còn 88.000đ/kg, tương đương mức giá nguyên liệu là 26.000đ/kg. Trước những sức ép quá căng thẳng, ngày 25/10, một DN ở Bình Dương đã tuyên bố “bỏ của chạy lấy người”, bỏ kho hàng điều thô Nigieria 800 tấn trị giá 22,4 tỷ đồng, bởi kho hàng đó đã được thế chấp cho ngân hàng Đ… với giá 28 triệu/tấn, nay đơn giá lô hàng đó chỉ còn 18 triệu/tấn. Họ bỏ chạy, cho ngân hàng “tùy nghi di tản” là một giải pháp tình thế để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn, vì họ chỉ có 30% tiền trong lô hàng đó, trong khi giá bán của lô hàng đó đã lỗ hơn 30% rồi.

Cứ tình hình này, không biết chừng, từ nay cho đến khoảng tháng 5/2012, sẽ xuất hiện cái cảnh trớ trêu là, người rao bán điều thô sẽ không phải là nhà máy, nhà buôn hạt điều mà lại chính là các ngân hàng.

Sự kiện này có thể sẽ không chỉ dừng lại ở một trường hợp mà rất có khả năng sẽ lan ra rất nhanh trong ngành điều, vì đa số các kho hàng điều thô đều đã được thế chấp cho ngân hàng với tỷ lệ 3/7 (30% tiền của DN, 70% tiền của ngân hàng). Khi lô hàng bị lỗ hơn 30% rồi thì “ngu gì” không “bỏ của chạy lấy người”.

Từ những thông tin của “bộ óc” Vinacas và thực tiễn sống động hàng ngày của thị trường, hội viên trong ngành đã có thể đặt ra câu hỏi, phải chăng, những “hoang tin” của Vinacas trong suốt thời gian dài vừa qua là hoàn toàn có chủ ý nhằm “bảo vệ lợi ích của toàn ngành” như ý kiến được đưa ra tại Hội nghị BCH Vinacas ngày 20/10 vừa qua.

Nghe thì nghe, không nghe thì thôi, nhưng ai được lợi trong việc tung tin này và ai phải liên đới chịu trách nhiệm trước sự vỡ nợ của hàng loạt doanh nghiệp khác, kéo theo nó là sự thất vọng và khốn đốn của những ngân hàng đã và đang tài trợ vốn cho ngành điều trong suốt những năm vừa qua?

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm