| Hotline: 0983.970.780

Người anh không bao giờ to tiếng

Thứ Ba 08/10/2013 , 09:18 (GMT+7)

Nhân cách, phẩm chất của Đại tướng dân tộc Việt Nam đã ghi nhận. Hôm nay, tôi muốn nói đến anh Văn, một người anh cả, người anh tinh thần của cả thế hệ chúng tôi.

Tài năng của Đại tướng cả thế giới đã ghi nhận. Nhân cách, phẩm chất của Đại tướng dân tộc Việt Nam đã ghi nhận. Hôm nay, tôi muốn nói đến anh Văn, một người anh cả, người anh tinh thần của cả thế hệ chúng tôi. Một người mà từ khi may mắn được gặp gỡ tôi đã cố gắng học tập rất nhiều nhưng chỉ được một phần rất nhỏ mà thôi.


Nhà văn Lê Lựu

Lần đầu tiên tôi trông thấy Đại tướng, được nghe Đại tướng nói chuyện từ năm 1954, nhưng phải đến năm 1965, khi Đại tướng về thăm Quân khu 3 ở Chí Linh (Hải Dương) tôi mới có may mắn được trò chuyện riêng với bác. Ấn tượng nhất của tôi về Đại tướng rất đúng với một câu nói của đồng chí Đồng Sĩ Nguyên: Đại tướng đánh giặc như thế, anh hùng như thế nhưng không bao giờ thấy Đại tướng nói to tiếng với ai.

Khi cơ duyên vô cùng may mắn ấy đến, tôi mới chỉ là anh hạ sĩ quèn. Lẽ thường, rất khó có cơ hội được ngồi cùng Đại tướng, nhưng bản thân tôi cũng không thể ngờ được rằng, Đại tướng không những trò chuyện mà còn vỗ vai, hỏi han rất nhiều điều. Gần gũi, bình dị và tình cảm lắm. Lần thứ 2 năm 1973 ở rừng Trường Sơn, khi tôi làm phóng viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tham gia cùng một nhóm phóng viên chụp ảnh Đại tướng. Ai cũng háo hức, tạo thành đám đông chen lấn, có phần lộn xộn. Chứng kiến cảnh ấy, Đại tướng chẳng hề giận dữ. Bác nhẹ nhàng bảo thôi. Anh em không cần phải chen lấn, đứng sắp hàng, từng người một, muốn chụp bao nhiêu cũng được. Dường như trong con người Đại tướng không có khoảng cách, tất cả đều là anh em ruột thịt. Đại tướng giản dị, tình cảm, tận tình chỉ bảo cho chúng tôi, không bao giờ phân biệt thân phận người đó thế nào.

Sau này, khi được gặp gỡ, tiếp xúc với Đại tướng nhiều lần hơn nữa thì trong lòng tôi, Đại tướng luôn là một người anh có phong cách bình dị, cao quý, hi sinh. Điều đặc biệt nhất tôi luôn kính phục đó là Đại tướng luôn đặt lợi ích chung của tập thể, của đất nước lên đầu. Còn nhớ, có một lần, tôi, Trần Đăng Khoa và nhóm phóng viên Tạp chí Văn nghệ quân đội đến gặp Đại tướng để viết bài “Hỏi chuyện anh Văn” nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau khi phỏng vấn xong tôi đã gửi bản thảo cho Đại tướng đọc. Bài phỏng vấn bị Đại tướng gạch đi một câu hỏi tương đối nhạy cảm. Quả thật lúc đó tôi không còn giữ được bình tĩnh, thậm chí đã phản ứng có phần vô văn hóa khi chất vấn Đại tướng là tại sao lại gạch câu hỏi ấy đi. Đại tướng chỉ cười. Bác mời tôi đến nhà, khoác tay đi bộ một vòng trong vườn, cử chỉ thân mật, lời nói vẫn rất nhỏ nhẹ. Trong lòng Đại tướng cũng có nhiều tâm sự, nhưng dường như bác luôn giữ kín, không muốn vì việc của mình ảnh hưởng đến việc chung.

- Có nhiều cái mình phải vì cái chung Lựu à. Nếu vì cái riêng của mình, nói ra ảnh hưởng đến cái chung thì tốt nhất là không nên nói.

Trò chuyện với bác xong tôi kính nể vô cùng. Bài phỏng vấn "Hỏi chuyện anh Văn" sau đó in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội đầu tháng 5 năm 1994. Tất nhiên là không có câu hỏi nhạy cảm ấy. Kể cả nhiều lần sau này, cuộc đời Đại tướng có những lúc thăng trầm, nhưng chưa một lần nghe bác phàn nàn, than thở.

Sau những lần được gặp gỡ, được trò chuyện cùng Đại tướng, bản thân tôi học được rất nhiều điều. Những việc hệ trọng trong cuộc đời, nếu có cơ hội tôi đều xin ý kiến Đại tướng. Bà Hà (vợ Đại tướng), anh Hiếu, anh Huân (thư ký Đại tướng) cũng rất tạo điều kiện cho những người như tôi được gặp gỡ Đại tướng. Ví dụ, khi có ý định thành lập Trung tâm văn hóa doanh nhân Việt Nam tôi đến tận nhà báo cáo hỏi ý kiến Đại tướng. Suy nghĩ rất lâu, Đại tướng bảo: Được quá chứ. Doanh nhân là dũng sĩ phát triển kinh tế. Lựu cứ hăng hái, mạnh dạn mà làm. Ngày thành lập, Đại tướng gửi thư chúc mừng. Bức thư ấy tôi đặt vào chỗ trân trọng nhất.

Không chỉ riêng tôi, với nhiều người mà tôi biết, họ gọi Đại tướng là anh Văn, một người anh tinh thần cao cả. Năm 1984, có 3 đoàn trở lại Điện Biên kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đoàn Quân đội có 26 người, bao gồm các anh hùng, nhà văn, nhà báo. Chuyến đi ấy tôi được chứng kiến một câu chuyện vô cùng cảm động. Lúc đoàn đến thăm hầm Đờ Cát, chị Nguyễn Thị Ngọc Toản, vợ Trung tướng Cao Văn Khánh òa lên khóc. Chính căn hầm này là nơi Đại tướng đồng ý cho ông bà lấy nhau và tổ chức đám cưới tại đây.

“Đại tướng nằm viện gần cả chục năm, nhưng khi nghe tin bác mất, cả quân, cả dân, cả thế giới vẫn cảm thấy đột ngột. Chưa có một vị tướng nào trên thế giới mà kẻ thù cũng phải kính cẩn, nghiêng mình trước tài năng, đức độ, đạo lý như Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tôi đi sang Mỹ, rất nhiều nhà văn bên đó chia sẻ nguyện vọng được một lần gặp mặt Đại tướng. Năm 1990, có 15 nhà văn Mỹ sang dự một cuộc hội thảo ở Việt Nam. Nguyện vọng đầu tiên của họ là được gặp mặt Đại tướng. Đại tướng tiếp, nói chuyện với họ, cả 15 nhà văn ấy đều cảm thấy hết mực kính trọng, khâm phục”, nhà văn Lê Lựu.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm