| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ vỡ nợ hiện hữu khi giá lợn lao dốc không phanh

Thứ Năm 13/04/2017 , 09:30 (GMT+7)

Chung cảnh ngộ với người chăn nuôi cả nước, các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Tĩnh đang kêu trời trước thực trang giá lợn “lao dốc” không phanh, trong khi giá cám vẫn đứng im tại chỗ.

Thường khi đầu ra giảm thì đầu vào cũng giảm theo. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, thị trường lợn hơi ở Hà Tĩnh đang giảm mạnh cả về giá cả và lượng tiêu thụ, trong khi đó giá cám vẫn giữ nguyên như thời điểm giá lợn hơi tăng cao khiến người chăn nuôi thua lỗ đậm.

14-19-20_1
Thị trường lợn hơi tại Hà Tĩnh đang giảm mạnh cả giá cả và sức tiêu thụ

“Bây giờ đầu tư 1 tạ lợn hơi bình quân hết tầm 2 - 2,2 triệu đồng tiền cám, cộng thêm chi phí giống, khấu hao chuồng trại, thuốc thú y, nhân công... tổng giá thành hết 3,6 - 3,7 triệu đồng/tạ. Tuy nhiên giá lợn hơi thương lái thu mua giảm xuống còn 2,8 - 3 triệu đồng/tạ (trước đây thời điểm cao nhất giá lợn tăng lên 5,2 triệu đồng/tạ; bình quân 4 triệu đồng/tạ).

Như vậy, một tạ lợn người nuôi lỗ 700 - 800 ngàn đồng, đó là chưa tính khấu hao lợn chết hoặc kéo dài thời gian xuất chồng”, ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Vũ Quang, cũng là hộ chăn nuôi lợn gia công cho Cty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cho hay.

Theo ông Sơn, nhiều trang trại chăn nuôi gia công cho các Cty, theo hợp đồng ký kết thời gian xuất chuồng lợn thương phẩm bình quân 3 - 3,5 tháng nhưng do đầu ra “nghẽn” cộng với giá lợn thấp nên thời gian xuất chuồng có khi kéo dài đến 5 tháng. Càng nuôi lâu tỷ trọng càng không đạt, người làm công phải bỏ thêm tiền đầu tư để đảm bảo lợn phát triển đạt theo quy định của các Cty.

Không chỉ lợn thương phẩm, giá lợn giống cũng giảm gần như chạm đáy. Cụ thể, một con lợn giống trọng lượng từ 6 - 7kg giảm từ 1,3 triệu đồng xuống còn 800 - 850 ngàn đồng. Điều đáng nói là dù giá giảm nhưng cũng chẳng có người mua.

Ông Trần Minh Quế, chủ trang trại nuôi hơn 400 lợn nái ở huyện Vũ Quang than thở: “Trại của tôi đang có 900 con lợn giống đã đến ngày xuất chuồng mà không biết bán đi đâu. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn chắc chúng tôi vỡ nợ mất”.

Hiện tại, huyện Vũ Quang đang có khoảng 5.000 con lợn thương phẩm/7 trang trại cùng hàng nghìn con tại các tổ hợp tác (nuôi 20 - 50 con/tổ hợp tác) và hộ dân đã đến ngày xuất chuồng nhưng chưa bán được. Trong đó, tổ hợp tác Hương Quang 300 con; Hương Minh 200 con; Ân Phú 220 con...

Anh Nguyễn Xuân Minh, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn thở dài cho biết, cuối năm 2016 hưởng ứng chủ trương khuyến khích mở trang trại chăn nuôi lợn theo chính sách xây dựng NTM, anh xây dựng trang trại thả nuôi 10 con lợn nái và 70 con lợn thương phẩm. Mới đây đàn lợn xuất chuồng nhưng do giá bán rẻ mạt nên trang trại lỗ gần 170 triệu đồng.

14-19-20_2
Thời điểm này trang trại chăn nuôi càng nhiều con thua lỗ càng nặng

“Thời điểm thả nuôi bình quân một con lợn nái mua gần 10 triệu đồng nhưng đến khi bán chỉ được 2,5 triệu đồng. Thua lỗ thảm quá nên tôi đang bỏ trắng chuồng, chắc sắp tới sửa sang lại chuồng trại nuôi đối tượng khác thôi”, anh Minh nói.

Ông Nguyễn Thanh Sơn cho hay, nguyên nhân dẫn đến việc giá lợn lao dốc là do đầu ra không ổn định. Thị trường tiêu thụ hầu hết qua đường tiểu ngạch và phục vụ nhu cầu trong nước. Riêng ở Hà Tĩnh nói chung, Vũ Quang nói riêng, không ít doanh nghiệp, HTX ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các trang trại, tổ hợp tác, hộ dân nhưng thực tế việc thực hiện cam kết mới chỉ dừng lại ở khâu bán giống và thức ăn, còn tiêu thụ sản phẩm hiện tại bà con phải tự tìm thị trường.

“Ngay cả doanh nghiệp lớn như TCty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh cũng bội tín, không trực tiếp thu mua mà giới thiệu tê lô vào mua. Nắm được điểm yếu của người chăn nuôi, không ít tê lô ép giá bà con bằng các chiêu trò như mua chọn, chê lợn khi thì quá to, khi quá nhỏ...”, ông Sơn nhấn mạnh.

Thống kê từ Chi cục chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh, hiện tổng đàn lợn toàn tỉnh đạt trên 480 nghìn con; trong đó, lợn nái 80.796 con. Như vậy, một điều chắc chắn đang có hàng chục nghìn con lợn giống và lợn thương phẩm đã đến thời kỳ xuất chuồng nhưng chưa biết bán đi đâu, còn người chăn nuôi như ngồi trên đống lửa.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm