| Hotline: 0983.970.780

Nhộn nhịp thị trường rau màu tết

Thứ Tư 08/01/2014 , 10:23 (GMT+7)

Hiện nay, các địa phương trồng rau màu phục vụ thị trường tết ở ĐBSCL đã vào mùa sôi động.

Hiện nay, các địa phương trồng rau màu phục vụ thị trường tết ở ĐBSCL đã vào mùa sôi động. Thương lái đang tất bật tìm về những vùng chuyên canh để đặt hàng, thu mua đưa đi các nơi tiêu thụ.

Những ngày giáp tết, về huyện cù lao Chợ Mới – An Giang, được xem là vùng trồng rau lớn nhất ĐBSCL và mỗi năm còn XK sang nước bạn Campuchia hàng ngàn tấn hoa màu các loại. Đặt chân đến vùng đất cù lao Chợ Mới, mới thấy hết không khí tất bật của bà con nơi đây. Mọi người đang khẩn trương cải tạo đất, xuống giống, chuẩn bị rau màu đáp ứng thị trường Tết Nguyên đán sắp đến. Nhiều nông dân rất phấn khởi vì thời tiết năm nay thuận lợi để rau màu phát triển xanh tốt.


Nông dân huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thu hoạch kiệu bán tết

Nông dân Nguyễn Văn Nghi, ở ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới – An Giang đang thu hoạch 7 công bắp cải tết sớm, cho biết: "Năm nay thời tiết tuận lợi, bắp cải trồng ít bị sâu cắn phá, chi phí phân bón củng giảm hơn so với các vụ khác. Mấy chú thấy đó, thương lái tranh nhau vào ruộng cho người tự thu hoạch, tôi chỉ chờ lên bàn cân để tính tiền. Năng suất bắp cải đạt ngất ngưỡng 40 tấn/công, giá hiện nay cũng nằm ở mức 3.200 -3.400 đ/kg, như vậy vụ này cũng có thể bỏ túi vài chục triệu như chơi. Ông Nghi nói tiếp, sau khi ăn vụ cải này xong là tôi cho cải tạo liếp vô phân, xuống giống trồng tiếp lứa cải thứ hai. Loại bắp cải này trồng 3 tháng trời mới thu hoạch, cho nên vụ kế tiếp tôi canh thu hoạch bán vào tháng 2 năm sau, thời điểm đó lúc nào rau màu cũng sốt giá".

Tại trung tâm huyện Chợ Mới, có hàng chục kho tập kết rau màu lên hàng trăm tấn mỗi ngày, rồi được phân phối đi khắp nơi trong nước. Ngoài các loại rau cải thông thường, nông dân ở Chợ Mới còn trồng dưa hấu loại trái tròn bán tết. Sau khi thu hoạch lúa xong, nông dân lên giồng, xuống giống, khoảng 24-25 tết là có thể thu hoạch. Trồng dưa hấu tuy nặng vốn, tốn nhiều công chăm sóc, nhưng thu được lãi cao, từ 5-6 triệu đồng/công, sau khi trừ chi phí.

Anh Trần Văn Thành, ở xã Hội An (Chợ Mới), người trồng dưa lâu năm cho biết: Từ khi mô hình trồng dưa hấu được nhân rộng, thu lãi cao hơn so với canh tác lúa, đa số nông dân nơi đây chỉ làm một vụ lúa, 2 vụ trồng dưa. Sau khi thu hoạch dưa tết xong, nông dân lại tiếp tục xuống giống dưa Lạc hậu. Với đầu ra ổn định, hy vọng năm nay mùa rau tết được mùa được giá, để bà con tiếp tục gắn bó với nghề trồng rau màu, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình, đưa kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Riêng đối với củ kiệu, cải bẹ…, nông dân đã bắt đầu thu hoạch sớm để các bà nội trợ kịp chế biến thành món dưa muối chuẩn bị cho cái tết. Huyện Hòn Đất, Giồng Riềng là những địa phương có phong trào trồng rau màu phục vụ thị trường tết truyền thống của tỉnh Kiên Giang. Năm nào cũng vậy, khi mùa nước nổi bắt đầu xuống là nông dân tất bật be bờ rút nước để xuống giống các loại rau màu như củ kiệu, hành lá, cải bẹ (cải muối dưa), dưa hấu… Ông Đào Xuân Nha, Trưởng phòng NN-PTNT Hòn Đất cho biết: “Mùa rau màu tết thường bắt đầu vào vụ từ đầu tháng chạp”.

Theo ông Nha, diện tích trồng rau màu tết của huyện hằng năm vào khoảng 500 ha, trong đó có 50-60 ha chuyên trồng kiệu. Các địa phương trồng nhiều là thị trấn Sóc Sơn, xã Mỹ Thuận, Mỹ Thái, Mỹ Hiệp Sơn… So với trồng lúa, trồng rau màu đòi hỏi kỹ thuật và chi phí đầu tư cao hơn nhưng thu nhập cũng cao hơn gấp 3-4 lần. Chỉ cần một vụ rau màu tết trúng mùa, trúng giá là đã có thu nhập bằng cả một năm trồng lúa.

Bà Nguyễn Thị Lệ, một nông dân chuyên trồng rau màu ở xã Mỹ Thuận cho biết: “Trồng kiệu đòi hỏi phải có vốn lớn mới làm được, mỗi ha chi phí đầu tư lên tới 200-250 triệu đồng. Nhưng lợi nhuận cũng rất hấp dẫn, năng suất củ kiệu đạt từ 35-40 tấn/ha, giá bán cho thương lái từ 10.000-12.000 đ/kg, lãi 40-50% so với chi phí”.

Theo bà Lệ, mùa kiệu tết hiện nay đã bắt đầu vào vụ và thường kết thúc trước tết khoảng 10 ngày để người mua còn kịp muối dưa. Theo kinh nghiệm của nông dân SX rau màu bán tết, giá bán rau màu trong dịp tết thường cao hơn từ 2.000 đến 5.000 đ/kg (tuỳ loại) so với những tháng bình thường. Bên cạnh đó thương lái vào tận ruộng tìm thu mua, chính vì vậy đầu ra cũng yên tâm hơn.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm