| Hotline: 0983.970.780

Giá gia cầm “xuống đáy” là... do nông dân!

Thứ Sáu 06/12/2013 , 09:59 (GMT+7)

Cục Chăn nuôi cho rằng, việc gia nhập thị trường quá đột ngột của chăn nuôi nông hộ là nguyên nhân đẩy giá gia cầm xuống đáy.

Cục Chăn nuôi cho rằng, việc gia nhập thị trường quá đột ngột của chăn nuôi nông hộ khi giá gia cầm tăng hồi giữa năm 2013 là nguyên nhân đẩy giá sản phẩm gia cầm vào tình cảnh bi đát như hiện tại.

>> Chăn nuôi cuối năm: Gà mếu, lợn cười!

Như NNVN hôm qua (5/12) đã phản ánh về việc giá các sản phẩm gia cầm như trứng, thịt gà... hiện đang hạ thấp kỷ lục khiến người chăn nuôi điêu đứng, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Trọng (ảnh) – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi về trực trạng buồn này.

Cùng là hai sản phẩm chăn nuôi chủ lực, theo ông, tại sao trong khi giá lợn đang rất tốt, nhưng giá gia cầm lại tụt quá thấp như vậy?

Lấy đà tăng giá từ giữa năm 2013, giá trứng lên tới 2.200 đ/quả, giá thịt gà công nghiệp lúc đó lên tới 47-48 nghìn đồng/kg, lãi to nên dân ồ ạt vào giống mà không tính được mỗi lứa gà từ lúc vào giống tới lúc xuất chuồng phải 3-4 tháng.

Trong thời gian đó, nông dân không thể tính tới diễn biến thị trường thay đổi ra sao. Đến nay, khi các lứa gia cầm vào giống hồi giữa năm 2013 đến thời kỳ xuất chuồng, đã gây áp lực về sản lượng khiến giá hạ thấp là điều dễ hiểu.

Xin nói ngay cả việc giá lợn tăng cao hiện nay, người chăn nuôi cũng đừng thấy thế lại lao vào nuôi, mà phải nuôi rải đều thì thị trường mới ổn định được. Không thị trường nào rẻ cả năm, hoặc được giá cả năm cả.

Liệu có bàn tay can thiệp dìm giá để sau đó chiếm lĩnh thị trường của các “ông lớn” trong ngành chăn nuôi không thưa ông?

Tôi cho rằng chẳng có bàn tay can thiệp nào cả, đó chỉ là tâm lí của người chăn nuôi cho rằng như thế mà thôi. Hồi giữa năm 2012, giá trứng, thịt gia cầm cũng tụt giảm nghiêm trọng.

Ngay cả các ông lớn như C.P, Japffa Comfeed cũng chịu cảnh thua lỗ nặng nề, chứ đâu riêng gì hộ chăn nuôi? Chẳng qua, các DN chăn nuôi lớn nắm bắt thị trường và điều chỉnh giá bán nhanh hơn nông dân, trong khi thị phần của họ hiện tương đối lớn nên cũng một phần ảnh hưởng tới giá thị trường chứ tôi nghĩ chẳng có chiêu bài gì ở đây cả.


Giá trứng gà hiện chỉ còn 1.300-1.400 đ/quả, khiến người chăn nuôi lỗ ít nhất 200 đ/quả

Thị trường lợn XK đi Trung Quốc đang rất tốt. Liệu đây có phải là một hướng lâu dài để ổn định thị trường chăn nuôi trong nước?

Giá lợn XK đi Trung Quốc hiện nay khá cao, nhu cầu phía Trung Quốc tăng trong ngắn hạn một phần nào đó giúp tiêu thụ bớt lượng lợn trong nước. Tuy nhiên, với số lượng XK thường xuyên chỉ 10-15 chuyến xe/ngày (tương đương với lượng vài trăm tấn/ngày) rõ ràng chỉ chiếm tỉ lệ rất bé so với tổng sản lượng thịt lợn tiêu thụ trong nước.

 Vì thế về mặt nguyên tắc thị trường mà nói thì việc XK đi Trung Quốc không có nhiều chi phối thực sự giúp giá thịt lợn tăng, có chăng chỉ có thể là hiệu ứng về thông tin thị trường giúp giá tăng mà thôi.

Bên cạnh đó, XK lợn đi Trung Quốc hiện nay hầu hết đều là không hợp đồng, thiếu ổn định, nên đừng hi vọng nhiều ở việc XK để tăng giá trong nước. Bây giờ giá cao thế đấy, nhưng dân đừng có ùn ùn vào giống tăng đàn, rồi có khi mấy tháng nữa, đùng một cái họ ngừng nhập lợn của Việt Nam thì lại khốn đốn.

Người nuôi gia cầm nghi ngờ việc giá gia cầm hạ thấp hiện nay là do lượng thịt NK quá nhiều, có phải vậy không?

Tôi cho rằng gia cầm NK cũng không tác động nhiều tới thị trường trong nước. Thống kê 8 tháng đầu năm 2013 cho thấy lượng gia cầm NK chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2012, còn việc NK tiểu ngạch thì không thể kiểm định được.

Xin cảm ơn ông!

“Có tới 70% số hộ chăn nuôi, chiếm 60% lượng sản phẩm gia cầm vẫn là của nông hộ nhỏ lẻ, rất thiếu ổn định. Họ gia nhập thị trường rất nhanh chóng khi giá tăng, nhưng cũng đồng loạt bỏ chuồng khi rớt giá.

 Việc bỏ chuồng khi giá hạ là điều rất tệ bởi lại có thể gây sốt giá sau đó, đồng thời gây khó khăn theo chuỗi. Chẳng hạn hiện tại giá trứng, thịt gia cầm giảm mạnh, nông dân không vào giống khiến nhiều lò ấp trứng điêu đứng, buộc phải chuyển sang bán trứng lộn” – ông Nguyễn Văn Trọng.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm