| Hotline: 0983.970.780

Cắt rong biển - Cá chết, ngư dân đói

Thứ Ba 08/07/2008 , 10:43 (GMT+7)

Tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Quảng NgãI, rong biển được “móc” lên từ biển phơi la liệt trên bãi. Một ngư dân xót xa, tiếc rẻ, nói: “Trứng cá, trứng mực bu đầy trong rong đều bị phơi nắng!”.

Nhiều ngư dân ồ ạt bắt tay vào khai thác rong biển khi thấy rong được giá(dân địa phương còn gọi là mơ biển). Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều ghềnh đá có lớp rong biển dày hàng mét đã trở thành vùng trắng. Hái rong biển đem bán, lợi trước mắt cho số ít ngư dân, nhưng hại thì hàng chục ngàn ngư dân khác phải gánh chịu. Năm 2007, một số Cty đến các địa phương ven biển đặt hàng với giá 800 đồng/kg phơi khô, nhưng nhiều ngư dân lắc đầu vì cho rằng giá như vậy là quá bèo. Còn năm nay thì...một ngư dân phân bua: “Giá rong biển đã được nâng lên 1.800 đồng/kg. Ngư dân tụi tui đói quá, thôi cứ đi làm đỡ vậy”.

Ngư dân cắt rong biển

Đối với thảm thực vật ven biển, cây rong giống như một cánh rừng để mực, tôm hùm, một số cá vào sinh sản. Rong sinh trưởng từ tháng 3 đến tháng 8. Mùa mưa bão, rong bị đánh dạt vào bờ. Mùa xuân có ánh mặt trời, rong lại tiếp tục sinh sôi. Thiên nhiên dường như ẩn chứa sự hài hòa đề vạn vật cùng đồng hành phát triển. Khi lũ tôm, cá con chưa trưởng thành, rừng rong biển trở thành một căn nhà, vừa cung cấp thức ăn cho cá con, đồng thời là bức “tường mềm” để đối phó với nhiều loại cá lớn phàm ăn khác, không bị sóng cuốn trôi. Mùa sinh sản, trứng cá, tôm các loại bám thành từng chùm trên cành rong. Hễ bị cá lớn săn đuổi, đàn cá nhỏ li ti hàng chục ngàn con lập tức chui tọt vào rừng rong để sinh tồn. Vì vậy, chuyện cắt rong mang bán đã gián tiếp đảo lộn sự cân bằng trong môi trường biển vốn đang dần cạn kiệt. Các xã ven biển thuộc huyện Bình Sơn, mỗi ngày ngư dân “móc” vài tấn rong bán cho các đại lý.

Một bức tranh mưu sinh đối nghịch nhau đang diễn ra công khai: Ngư dân cắt rong kiếm cơm - Cá, mực hết chỗ sinh đẻ trở thành kẻ vô gia cư - Nhiều ngư dân khác rơi vào cảnh “tàn, mạt, đói”.

Đối với nhiều gia đình không có điều kiện sắm thuyền to, máy lớn để vươn ra khơi. Nguốn sống chính là nghề đánh cá ghành, lặn tôm con, xúc cá mú, cá kình, cá chuồn...Nhưng hết rong thì mọi việc coi như bị chặt đứt. Tại xã Bình Châu, nhiều chủ thuyền chuyên đánh bắt cá gần bờ, giờ đây đã ngớ người ra và bắt đầu phản ứng, khi chứng kiến hàng xóm đang...hất đổ nồi cơm, trêu gan bằng việc đi cắt rong về bán.

Một ngư dân ở thôn Phú Quý, xã Bình Châu làm nghề xúc cá kình tính toán: Cả thôn có khoảng 50 hộ gia đình làm nghề ven bờ. Hiện nay đang là thời điểm vào mùa, mỗi ngày ra ghành có thể kiếm được trên 100 ngàn đồng, tạm đủ nuôi sống gia đình. Nhưng cá kình, cá mú giờ đây tự nhiên hết trọi. Nhiều ngư dân ở thôn Định Tân cũng phản ứng nóng nảy: Một đêm đánh cá dọc ghành thu về được 200 đến 300 ngàn. Còn bữa nay thì kiếm một con cá cũng không có.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm