| Hotline: 0983.970.780

"Găm" cà phê chờ giá

Thứ Ba 20/03/2012 , 10:16 (GMT+7)

Người dân chưa bán cà phê đồng loạt mà tạm trữ tại nhà khá nhiều để chờ tăng giá đã khiến nhiều DN XK cà phê gặp khó khăn vì không mua được hàng...

Với tình trạng găm cà phê chờ giá, không rõ rồi đây người trồng cà phê được hay mất?

Những ngày qua, mặc dù giá cà phê nhân ở Đăk Lăk đang có chiều hướng tăng (cách đây hơn một tháng, giá cà phê khoảng 37.000 đồng/kg nhân, nhưng hiện tại đã tăng lên khoảng 39.800 đồng/kg nhân), song, người dân chưa bán cà phê đồng loạt mà tạm trữ tại nhà khá nhiều để chờ tăng giá đã khiến nhiều DN XK cà phê gặp khó khăn vì không mua được hàng phục vụ XK.

Ông Nguyễn Nam Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cafecontrol cho biết: Những năm trước đây, ngay từ đầu vụ cà phê, người dân đã đồng loạt bán cà phê, khiến có thời điểm giá cà phê rớt giá mạnh, nhiều DN phải đề xuất với Nhà nước mua tạm trữ cà phê để giữ giá, nhưng chỉ mua được phần nào mà thôi. Riêng năm nay, người dân trữ cà phê tại nhà là một tín hiệu đáng mừng, điều này sẽ giữ cho giá cà phê không đi xuống. Việc người dân không bán cà phê từ đầu vụ cho thấy, họ đã ý thức được rằng, việc trữ cà phê tại nhà sẽ giúp giữ giá cà phê ổn định ở mức cao. Vấn đề đặt ra là, hiện tại người dân làm cà phê ở Tây Nguyên mới chỉ thu hoạch được khoảng 55% sản lượng cả vụ. Nếu họ cứ tiếp tục “găm hàng”, nhiều khả năng sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt trong thu mua cà phê giữa DN trong nước và DN nước ngoài. Và khi điều này xảy ra, sẽ đẩy giá cà phê lên mức cao hơn nữa, theo đó người nông dân sẽ được hưởng lợi!

Đặc biệt, trong khoảng 3 năm trở lại đây, Đăk Lăk đang nóng lên tình trạng các DN, đại lý thu mua và nhận ký gửi cà phê liên tiếp tuyên bố phá sản, xù nợ người ký gửi cà phê. Giờ đây tâm lý người dân khá hoang mang, các DN thu mua cà phê khác đang hoạt động thì gặp khó…

Theo báo cáo của Sở Công thương Đăk Lăk, niên vụ cà phê 2009- 2010, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan tiến hành kiểm tra trên toàn tỉnh, phát hiện 24 DN (chủ yếu là DN dân doanh) và đại lý mua bán nông sản ngừng hoạt động kinh doanh do làm ăn thua lỗ và vỡ nợ. Trong đó có 14 cơ sở nhận ký gửi cà phê đang nợ của người dân tổng số 1.788 tấn cà phê (trị giá gần 50 tỷ đồng) và khoảng 37 tỉ đồng tiền mặt. Cụ thể như, DNTN Hai Thận (huyện Ea H’leo) xù 352 tấn cà phê nhân, DNTN Chung Đạo, đại lý Tám Loan (thị xã Buôn Hồ) chiếm đoạt 390 tấn cà phê nhân, cơ sở Tâm Hiền (huyện Cư M’gar) nợ 228 tấn cà phê nhân... Song, đây mới chỉ là những thống kê chưa đầy đủ, trên thực tế thì số các “con nợ” (cà phê và tiền) của người dân còn nhiều hơn và đang tiếp tục nối dài.

Trước thực trạng vỡ nợ cà phê như đã nói trên, giờ đây, tâm lý người trồng cà phê đang rất hoang mang, lo lắng, không ít hộ dân thu hoạch mùa vụ xong còn “găm hàng” ở nhà đợi giá cà phê lên mới bán. Anh Đinh Văn Linh, trú ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng, cho biết: Hiện nay, giá cà phê xuống thấp (39.000 đồng/kg cà phê nhân so với năm ngoái là 52.000 đồng/kg) nên anh chưa muốn bán. Song, để cà phê nhân ở nhà không có kho chứa bảo đảm nên dễ bị ẩm mốc, chất lượng giảm, không bán được, mà đưa ra đại lý để ký gửi thì sợ họ xù mất. Bên cạnh đó, cũng có nhiều gia đình như vợ chồng chị Lê Thị Lan, ở xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, đã đưa cà phê đi ký gửi nhưng vẫn không khỏi băn khoăn, thấp thỏm. Chị Lan tâm sự: “Gia đình tôi đã ký gửi 5 tấn cà phê nhân tại một DN thu mua cà phê trên địa bàn từ đầu mùa vụ (khoảng tháng 11 năm ngoái) để đợi giá cà phê tăng mới chốt giá bán. Khi nhận ký gửi cà phê, các DN thu mua đều có giấy biên nhận đầy đủ, đồng thời là chỗ quen biết nên cũng đành tin tưởng vậy chứ biết làm sao”.

Anh Trần Anh Dũng, chủ DNTN Dũng Ngân, phường Thống Nhất, TX Buôn Hồ cho biết, từ những vụ vỡ nợ tràn lan, đã gây khó khăn cho không ít các DN đang làm ăn chân chính. Bởi với tâm lý lo sợ, người dân không bán hay ký gửi cà phê như các vụ trước mà cứ găm cà phê lại. Trong khi đó thì năng lực kho chứa và khả năng bảo quản của các hộ không đáp ứng nổi...

Tuy nhiên, với kinh nghiệm hoạt động kinh doanh mặt hàng nông sản từ 10 năm nay, anh Dũng khẳng định: DN thu mua nông sản là khâu giao dịch trung gian giữa người dân và Công ty chế biến, XK cà phê nhân. Với hình thức thu mua và chốt giá bán trong ngày cho các Công ty mẹ để lấy hoa hồng và lãi suất khi mua của người dân thì không thể vỡ nợ ồ ạt như vậy được, trừ khi DN đó lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người ký gửi cà phê.

Hoạt động mua bán tuy có giảm, song các điểm thu mua cà phê vẫn là điểm cần đến của dân. Anh Châu Phúc, chủ đại lý thu mua nông sản tại xã Ea Kênh, huyện Krông Pak cho hay, so với những năm trước thì việc thu mua cà phê nhân hiện nay có giảm hơn rất nhiều, song mỗi ngày đại lý của anh vẫn thu mua được từ 1,5- 2 tấn cà phê nhân. Anh chia sẻ: “Bà con đến ký gửi cà phê từ đầu mùa vụ đến nay giảm hơn hẳn, nhiều hộ có tâm lý lo ngại nên đã đến chốt giá nhận tiền, chỉ còn lại số lượng ít, gia đình nhiều nhất cũng chỉ còn ký gửi từ 3- 5 tấn cà phê nhân, trị giá cao nhất gần 200 triệu đồng/hộ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm