| Hotline: 0983.970.780

Cá tra - thức ăn cùng... chết ngộp

Thứ Tư 09/05/2012 , 10:18 (GMT+7)

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

Giá cá dưới giá thành

Ông Nguyễn Văn Thể, ở cù lao Tân Lộc, xã Tân Lộc, Thốt Nốt, TP Cần Thơ nói: Giá cá tra lao dốc đã làm cho người nuôi bấn loạn. Đã 3 tháng nay giá giảm mạnh, giá bán dưới giá thành làm sao người nuôi cá sống nổi. Hiện tại, giá cá tra đứng ở mức 22.500 đồng/kg trả tiền liền, 23.000 đồng/kg thì doanh nghiệp thiếu nợ. Với giá này nếu người nuôi giỏi kỹ thuật thì huề vốn, thiếu tiền đóng lãi ngân hàng, lãi mua thức ăn.  Ông Thể nói tiếp: Giải pháp cuối cùng là con nợ thỏa thuận gán ao cho chủ nợ với giá chỉ có 170 – 190 triệu đồng/ao (1.300m2). 

Ở Đồng Tháp, Cty TNHH XNK thủy sản Thiên Mã nuôi cá thua lỗ, thiếu tiền thức ăn 45 tỷ đồng thế là đã chọn giải pháp giao 40 ha đất ao nuôi cá cho bà Trần Thị Nguyệt, Giám đốc Cty TS Ngư Long. Ngoài ra Cty này còn thiếu nợ vay của các ngân hàng tại thành phố Cần Thơ 241,974 tỷ đồng, trong đó nợ xấu 236,269 tỷ đồng. Đáng chú ý là Cty đã vay tại Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Hậu Giang với tổng dư nợ 29,107 tỷ đồng và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang 1,207 triệu USD. Các ngân hàng đã nhiều lần thông báo về số nợ quá hạn trên nhưng đến nay Cty vẫn chưa trả.


Cá tra, nhà máy chế biến thức ăn cùng chết ngộp

Cty thức ăn cũng hết thở!

Giá cá tra trượt dốc còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn lâm cảnh khốn khó. Ông Phạm Văn Bên, Chủ DNTN Cỏ May, khu công nghiệp TX Sa Đéc, Đồng Tháp nói: Ngành sản xuất thức ăn đang trên đà sàng lọc rất kịch liệt. Nếu như ở Đồng Tháp có khoảng 24 nhà máy chế biến thức ăn cho cá tra thì hiện chỉ còn chưa đầy một bàn tay nhà máy đứng vững, còn lại đang thoi thóp. Còn ở Vĩnh Long có khoảng 5 – 6 nhà máy thì gần như tạm dừng cỗ máy.

Bình quân 10 nhà máy chuyên sản xuất thức ăn cho cá tra ở ĐBSCL thì chỉ còn 1 – 2 nhà máy hoạt động. Trước khó khăn thị trường, bài học là doanh nghiệp nào có đủ lực tài chính, có uy tín mới đứng được trước quá trình sàng lọc. Đối với người nuôi cá đã trải qua nhiều đợt sàng lọc khá khắc nghiệt và lần này cũng vậy. Trước sân chơi kinh tế thị trường thì đòi hỏi người nuôi cá tra phải thật sự tiên tiến, có tay nghề và kỹ thuật giỏi cộng với biết kết hợp với những Cty sản xuất thức ăn uy tín mới có thể tồn tại. Với giá cá hiện nay nếu nông dân nuôi đạt mức 1,5 kg thức ăn thu lại 1kg cá thì có lãi chút ít đến hòa vốn, còn hệ số thức ăn tăng lên 1,8 kg mới được 1 kg thì kể như thua lỗ.

Ông Trần Văn Hùng, ở phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang nói: Trước đây, các đại lý cung cấp thức ăn còn cho gối đầu và được trả chậm đến khi thu hoạch cá. Còn hiện nay, mua thức ăn phải thanh toán tiền ngay họ mới bán. Ông Tăng Trình, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nói: Trước đây, nuôi cá tra dễ kiếm lời nên người nuôi cá có thể trả vốn lẫn lãi cho các đại lý cung cấp thức ăn một cách nhanh chóng. Bây giờ, đại lý buộc người nuôi cá phải ứng trước 50 - 70% tiền mới cung cấp thức ăn, chưa kể còn phải đóng lãi mua thức ăn ghi nợ.

Những khó khăn trên khiến mục tiêu xuất khẩu cá tra 2 tỷ USD trong năm 2012 là cực kỳ khó khăn. Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Cty CP Thủy sản Gò Đàng, khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang nói: Năm nay, tình hình xuất khẩu thủy sản nói chung, cá tra nói riêng đầy nỗi lo vì tín hiệu của thế giới vẫn chưa thể lạc quan. Kể cả các quốc gia có nguồn tài chính mạnh như Mỹ, Nhật… vẫn không đặt kỳ vọng lớn đến việc nhập khẩu.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm