| Hotline: 0983.970.780

Hy vọng mới cho ca khúc cũ

Thứ Sáu 15/03/2013 , 08:03 (GMT+7)

Khai quật lại kho tàng ca khúc cũ sẽ đem lại hy vọng mới cho sân khấu âm nhạc chăng? Chưa biết, nhưng ít ra cũng giảm thiểu cơ chế xin – cho phức tạp và nhiêu khê trong hoạt động biểu diễn.

Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTTDL) vừa gửi công văn đề nghị các Sở VHTTDL các tỉnh thành đề nghị thu thập các bài hát được sáng tác trước năm 1975 ở miền Nam và các bài hát do các nhạc sĩ VN tại hải ngoại sáng tác, để tiến hành xét duyệt và công bố rộng rãi.

Đại diện của Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho rằng: “Mục đích đầu tiên của chúng tôi là thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về hòa hợp dân tộc đối với cộng đồng người VN đang sống ở nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhạc sĩ từng sống trong chế độ cũ. Bên cạnh đó, việc thẩm định chất lượng nghệ thuật của các bài hát trước năm 1975 cũng góp phần vào việc nâng cao nhu cầu thưởng thức của khán giả. Những bài hát ca ngợi quê hương, đất nước, tình yêu hay khát vọng của con người có chất lượng nghệ thuật thì phải cho phép phổ biến”.

Thực tế các ca khúc mà mọi người quen gọi dòng nhạc xưa đã hâm nóng đời sống nghệ thuật như một cơn sốt trong suốt mất năm qua. Hàng loạt ca sĩ chọn hát những ca khúc đã ra đời mấy chục năm trước, khiến công chúng và giới quan sát hốt hoảng chia ra làm hai thái cực: Một bên khẳng định giá trị của các bậc tiền bối, còn một bên lo âu cho sự thụt lùi của âm nhạc Việt Nam. Thực ra, hiện tượng này không có gì lấy làm vui mừng cũng như âu lo!

Trước đây, chỉ có vài ca sĩ say sưa hát nhạc xưa như Lan Ngọc, Ánh Tuyết, Cao Minh… thì giờ đây cả ca sĩ trẻ và ca sĩ nổi tiếng đều lấy nhạc xưa làm “vũ khí” chinh phục khán giả. Nghe Đàm Vĩnh Hưng hát “Thương hoài ngàn năm” hay nghe Thanh Thảo hát “Bức họa đồng quê” thì công chúng có một chút bất ngờ thú vị nhưng chưa hẳn đã hài lòng. Lý do, những bài nhạc xưa đã gắn với những giọng ca thành danh, cho nên cách thể hiện mới lắm lúc chỉ như cái bóng vật vờ!


Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng từng tổ chức live show nhạc xưa “Thương hoài ngàn năm”

Khái niệm nhạc xưa được tính từ cột mốc 1975 đổ về trước, vì vậy những giai điệu từ Văn Cao, Phạm Duy, Doãn Mẫn cho đến Trần Thiện Thanh, Y Vân, Ngô Thụy Miên đều lần lượt xuất hiện trên sân khấu nhạc trẻ.

Và quả thật, điểm danh lại thì những nhạc sĩ đang được xếp vào dòng nhạc xưa là một đội ngũ hùng hậu, quy tụ tài hoa âm nhạc Việt Nam cả thế kỷ 20. Cho nên, nếu lấy dòng nhạc xưa này để đối chiếu hay so sánh với sáng tác của các nhạc sĩ trẻ hôm nay là không thỏa đáng.

Sự trở lại của nhạc xưa nên nhìn thiện chí hơn. Dòng nhạc xưa bao gồm cả hai thế hệ nhạc sĩ Việt Nam, là thế hệ nhạc sĩ tiền chiến và thế hệ nhạc sĩ ở miền Nam thập niên 50, 60 của thế kỷ 20. Trước thái độ ứng xử mới của Cục Nghệ thuật Biểu diễn, nhiều ca sĩ và nhiều nhà sản xuất băng đĩa tỏ ra hào hứng. Tuy nhiên, khuất sau bụi mời quá khứ, có bao nhiêu châu ngọc và bao nhiêu đá sỏi là điều chưa ai dám tiên liệu một cách chắc chắn!

Về mặt tâm lý, ca sĩ không thể neo giữ mãi hình ảnh của mình ở thể loại nhạc trẻ nhún nhảy nên muốn có sự thay đổi cần thiết bằng… nhạc xưa. Thế nhưng, những ca sĩ nổi tiếng thừa thông minh để nhận ra, muốn có thành tựu ở dòng nhạc xưa không phải đơn giản gì!

Khai quật lại kho tàng ca khúc cũ sẽ đem lại hy vọng mới cho sân khấu âm nhạc chăng? Chưa biết, nhưng ít ra cũng giảm thiểu cơ chế xin – cho phức tạp và nhiêu khê trong hoạt động biểu diễn hiện nay!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm