| Hotline: 0983.970.780

Phát triển lúa chất lượng

Thứ Ba 10/09/2013 , 10:42 (GMT+7)

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề “Phát triển lúa chất lượng” vùng duyên hải miền Trung vừa tổ chức tại Phú Yên.

Tập trung chuyển đổi cơ cấu giống lúa chất lượng, đầu tư thâm canh, xây dựng vùng SX lúa chất lượng cao, gia tăng giá trị và hiệu quả đầu tư SX lúa gạo là nội dung chính của Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề “Phát triển lúa chất lượng” vùng duyên hải miền Trung vừa tổ chức tại Phú Yên.

Thực trạng

Theo số liệu thống kê năm 2012, toàn vùng duyên hải miền Trung có 538.000 ha lúa, chiếm 0,7% diện tích của cả nước. Sản lượng lúa toàn vùng đạt 2,99 triệu tấn, chiếm 0,68% sản lượng của cả nước. Năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 55,6 tạ/ha thấp hơn năng suất bình quân cả nước 0,8 tạ/ha; bình quân đầu người 334 kg thóc/năm, bằng 67% cả nước.

Ông Phạm Văn Thi, Cục Trồng trọt cho biết: Thời vụ SX lúa ĐX đối với các tỉnh duyên hải miền Trung tập trung xuống giống từ ngày 1-31/12 và không chậm hơn ngày 10/1 nhằm tránh ruộng lúa bị thiếu nước vào thời điểm cuối vụ. Còn vụ HT bố trí lúa trỗ sau tiết lập thu, từ ngày 20/7-15/8 để thu hoạch dứt điểm trước 15/9, do đó các tỉnh tập trung xuống giống từ ngày 15-30/5, không chậm hơn ngày 10/6.


Áp dụng TBKT trong SX hướng tới phát triển lúa chất lượng

Tuy nhiên đối với các vùng chân trũng có nguy cơ ngập vào cuối vụ như Hòa Vang (TP Đà Nẵng), Điện Bàn, Duy Xuyên (Quảng Nam); Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi), Tuy Phước, Phù Cát (Bình Định), Đông Hòa, Tuy An (Phú Yên) gieo sạ trà đầu từ ngày 15-25/5 tiến hành gieo sớm để thu hoạch trước khi mùa mưa lũ về.

Về cơ cấu giống, đã có những chuyển biến rất quan trọng trong việc chuyển dịch, chủ yếu sử dụng giống có TGST từ 90-120 ngày đối với vụ ĐX và giống có TGST từ 90-100 ngày vụ HT, mùa. Các giống lúa chủ lực được sử dụng như DV108, Q5, DT45, ML48, TH6, ML214, ML202, HT1, TH3-3, ML214, TH3-3, DV108…

Việc nông dân ứng dụng TBKT vào SX được chú trọng, có hiệu quả, đặc biệt biện pháp “1 phải 5 giảm”. Nhiều HTX, tổ chức SX và nông dân học hỏi kỹ thuật mới, giống tốt, chất lượng cao, bón phân hợp lý để giảm chi phí, hạ giá thành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đang thực hiện hiệu quả mô hình “1 phải 5 giảm + 2 không”, tức là phải sử dụng giống cấp xác nhận và giảm lượng giống, giảm phân đạm, giảm lần phun thuốc BVTV, giảm nước tưới, giảm thất thoát trong thu hoạch; không sử dụng giống dài ngày, không gieo sạ ngoài khung lịch thời vụ khuyến cáo.

Cũng theo ông Thi, năm 2012 toàn vùng đã xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích lên đến hơn 588 ha, trong đó Quảng Nam 369 ha, Bình Định 209,4 ha và Phú Yên 10 ha và hầu hết các mô hình đều cho kết quả cao. Vụ ĐX 2012-2013 CĐML tiếp tục nhân rộng với 136 mô hình với tổng diện tích 4.990 ha, trong đó Quảng Nam, Bình Định đi đầu liên kết 4 nhà để thực mô hình với diện tích 4.495 ha.

Định hướng

Mặc dù diện tích, sản lượng lúa khu vực này không lớn, nhưng đây là vùng có dân số đông, thiên tai thường xuyên đe dọa, vì vậy vấn đề ổn định diện tích SX lúa, nâng cao giá trị và hiệu quả SX lúa là rất quan tâm.

Theo ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các tỉnh cần chủ động quy hoạch vùng phát triển lúa gạo chất lượng cao, đảm bảo ổn định năng suất, sản lượng trong từng vụ, từng năm và trong nhiều năm tới. Lâu nay SX lúa gạo vùng duyên hải miền Trung tập trung chủ yếu phục vụ nhu cầu lương thực, chế biến các sản phẩm từ gạo phục vụ cho chăn nuôi, hình thức tiêu thụ qua tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ.

Vì vậy nông dân chưa thực sự quan tâm đến chất lượng lúa gạo, mà chủ yếu chú trọng đến tăng năng suất. Mặt khác việc gia tăng năng suất lúa với các biện pháp kỹ thuật vẫn chưa đồng bộ vẫn mang tính bấp bênh, tùy thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, thời tiết, dịch bệnh. Do vậy cần thâm canh các giống lúa chất lượng để khai thác, nâng cao giá trị lúa gạo đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Cũng theo ông Thông, phát triển lúa gạo chất lượng ngoài việc ứng dụng các TBKT trong SX như sử dụng lúa chất lượng, tuân theo quy trình canh, công nghệ, giảm thất thoát sau thu hoạch… thì việc xây dựng các chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để liên kết 4 nhà cũng rất quan trọng. Trong đó nhà nông và DN phải đóng vai trò chủ đạo làm sao thể hiện được theo mô hình “Đầu tư - SX - bao tiêu sản phẩm” thì mới hiệu quả và bền vững.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.