| Hotline: 0983.970.780

Nuôi heo đệm lót sinh học

Thứ Năm 18/07/2013 , 10:26 (GMT+7)

Đến thăm mô hình trang trại nuôi heo lót đệm sinh học của ông Lê Mộng Bảo (50 tuổi) mới thấy nghị lực vươn lên làm giàu của một người nông dân không cam chịu đói nghèo.

Đến thăm mô hình trang trại nuôi heo lót đệm sinh học của ông Lê Mộng Bảo (50 tuổi) ở thôn 1, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) mới thấy nghị lực vươn lên làm giàu của một người nông dân không cam chịu đói nghèo.

Rời quê Quảng Ngãi, năm 1986 vợ chồng ông Bảo quyết định chọn Lộc Thành là nơi khai hoang lập nghiệp. Gần 30 năm “lấy ngắn nuôi dài”, đến năm 2000 mô hình VACR của gia đình ông (vườn, ao, chuồng, rừng) được hình thành với diện tích khoảng 10 ha (4 ha rừng trồng, 6 ha chăn nuôi tổng hợp).


Ông Bảo hướng dẫn nuôi heo công nghệ cao

Ngày mới mở trang trại, vợ chồng ông bắt tay khai hoang trồng trà, cà phê và hoa màu. Sau một thời gian, ông chăn nuôi heo để lấy phân bón cho cà phê. Ban đầu nuôi 5 - 10 heo nái bán giống, rồi tăng dần số lượng. Từ năm 2001 - 2003, những lứa heo đầu tiên có lãi, vợ chồng ông quyết định vay thêm vốn để nuôi quy mô lớn.

Nhớ lại những ngày đầy gian khó, ông Bảo tâm sự: “Cách đây gần 10 năm, gia đình chỉ dám nuôi vài chục con gà, 4 - 5 con heo nhưng sợ môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến khu dân cư, nên đã xây hầm biogas khép kín. Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo nên vợ chồng tôi quyết định đầu tư mở trang trại chăn nuôi heo lót đệm sinh học từ tháng 8/2012. Nguyên liệu chính để làm đệm là mạt cưa, vỏ trấu cà phê…”.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, đến nay gia đình ông Bảo đã nuôi 60 heo nái, hơn 350 heo thịt (chưa kể heo giống). Từ khi sử dụng nền chuồng đệm lót lên men đã không còn mùi hôi, tiết kiệm được nước do không phải rửa chuồng, giảm đáng kể công quét dọn phân. Thông thường, từ 1 - 2 ngày mới phải đảo chuồng một lần để vi sinh vật phân hủy phân, nước tiểu gia súc.

Nuôi trên đệm lót heo tránh tiếp xúc nền xi măng, không bị trầy xước chân, có không gian vận động, đi lại trong chuồng, tăng trọng nhanh. Đặc biệt, cách nuôi này giảm thời gian xuống còn 4 tháng nuôi là xuất chuồng, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 - 6 tháng.

Không những thế, với mô hình đệm lót sinh học tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm cho heo, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động. Làm đệm lót giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho heo, chỉ cần cho ăn và theo dõi bệnh tật và giảm 10% chi phí thức ăn.

Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt đã ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại, đồng thời làm ấm cho gia súc. Tổng chi phí nuôi mỗi con heo nuôi giảm khoảng 500.000 đồng. Sau thời hạn từ 2 - 4 năm sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Trời không phụ công người, giờ đây ông Bảo đã có trong tay một gia tài trị giá hàng tỷ đồng, xây dựng biệt thự vườn đồi khang trang, bề thế từ tiền nuôi heo.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất