| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ong trong phố

Thứ Ba 26/03/2013 , 10:08 (GMT+7)

“Tháng ba mùa con ong đi lấy mật”, những người nuôi ong ở TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) lại háo hức mang thùng ong đến vùng hoa.

“Tháng ba mùa con ong đi lấy mật”, những người nuôi ong ở TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) lại háo hức mang thùng ong đến vùng hoa, một số người lấy việc nuôi ong như một thú vui. Tuy nhiên, nghề nuôi ong lấy mật ở TP Yên Bái đã mang lại một nguồn thu không nhỏ...

Ông Nguyễn Xuân Thảo, 83 tuổi, cư trú tại tổ 50 phường Đồng Tâm, TP Yên Bái, mùa nào cũng dậy từ 5 giờ sáng chăm sóc cho đàn ong mật. Mùa đông ông che chắn gió để giá lạnh không làm hại đàn ong, mùa mưa bão thì xem lại tấm lợp có bị gió lật không, còn mùa xuân ông dậy đổ thêm nước vào các chân tổ để lũ kiến không vào quậy phá tổ đàn ong, rồi vệ sinh xung quanh. Ông cho hay: Con ong cũng như người, chúng ở và làm mật trong môi trường sạch sẽ và yên tĩnh. Nếu có mùi lạ hay bị quấy phá là chúng bỏ đi.

Vợ chồng ông sống trong ngôi nhà bình dị cách đường vài chục mét, ẩn dưới những lùm cây lá xum xuê. Đứng dưới gốc cây sấu già tán rộng vài chục mét vuông cứ ngỡ đang ở trong rừng. Hơn 10 năm nay ông làm bạn với đàn ong. Ông bảo: Mới đầu tôi cũng chỉ nuôi cho vui thôi, đặt vài ba tổ dưới những gốc cây trong vườn. Sống với đàn ong mình quên hết những bực dọc thường ngày của xã hội. Nhìn lũ ong ngày ngày đi kiếm mật, chúng ríu rít khi mùa hoa đến, lặng lẽ âm thầm khi mùa đông tới. Bây giờ tôi nuôi 16 tổ, không nhiều nhưng cũng đủ việc làm cho cái tuổi của mình...


Ông Thảo kiểm tra sinh trưởng của đàn ong

Ông Thảo cho biết, đàn ong nhà ông là giống ong nội, tuổi ông chỉ đủ sức nuôi ong nội, thân hình của ong nội nhỏ hơn ong ngoại. Ong ngoại thân hình to, thời gian làm mật nhanh, nhưng chúng đòi hỏi phải có nhiều hoa, những người nuôi ong ngoại thường phải di chuyển liên tục trong năm đến các vùng nhiều hoa. Mùa hạ phải đưa chúng lên vùng núi để tránh nóng, mùa đông thì di chuyển xuống đồng bằng còn mùa hoa thì họ cùng với đàn ong du mục khắp các nơi, ở đâu nhiều hoa là họ mang đàn ong tới.

Nuôi ong nội tuy dễ nuôi hơn ong ngoại, nhưng ông cũng phải am hiểu kỹ thuật nuôi, từ việc đặt hướng tổ đến xem các cầu ong, cầu nào ấu trùng biểu hiện có bệnh tật là phải thay, hay tạo các mũ ong chúa... Mặc dù chỉ nuôi cho vui tuổi già, nhưng mỗi năm ông thu được trên 300 kg mật. Ngoài cho anh em, bạn bè tính ra đàn ong đã cho ông nguồn thu 35 - 40 triệu đồng/năm. Ông cười: Số tiền không lớn, cũng chỉ mong góp thêm những giọt mật cho cuộc sống ngày một vui tươi hơn...

Theo ông Trương Bá Mãn, thành viên Hội Nuôi ong TP Yên Bái, hội có 24 hội viên, người nuôi nhiều 120 - 150 tổ; những người này mùa hoa phải mang đàn ong của mình đi tới các vùng hoa Văn Chấn, Mù Cang Chải (Yên Bái), Chiêm Hoá, Sơn Dương (Tuyên Quang), Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang)...

Trung bình mỗi hội viên vài ba chục tổ. Số mật ong của Hội Nuôi ong TP Yên Bái mỗi năm khoảng 12 - 15 tấn, tính cả số tiền bán ong giống chân tầng ong, mũ ong chúa... với số tiền khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng. Do chất lượng mật ong tốt nên khách hàng ở khắp nơi đều tới Yên Bái mua, giá trung bình 200.000 đ/lít. Ông Mãn được một số người nhờ cắt mật, giống như “kỹ thuật viên” ông tư vấn kỹ thuật nuôi ong cho một số người.

Ông bảo tôi: Nuôi ong không quá vất vả như một số nghề khác, qua con ong mình đã tận thu được nguồn hoa, nguồn của cải vương vãi của thiên nhiên. Điều vui nhất của chúng tôi, nghề nuôi ong không chỉ làm cho cuộc sống vui và phong phú hơn mà còn dâng tặng cho đời những giọt mật ngọt ngào...

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm