| Hotline: 0983.970.780

Ôm nợ

Thứ Năm 14/03/2013 , 09:32 (GMT+7)

- Khoảng mươi ngày nữa thì vợ chồng anh Hai tha hồ ngồi đếm tiền hỉ? / - Tiền chi mà đếm chú mi?

- Khoảng mươi ngày nữa thì vợ chồng anh Hai tha hồ ngồi đếm tiền hỉ?

- Tiền chi mà đếm chú mi?

- Thì tiền bán ớt. Thằng em nghe nói vụ ni ở vùng đất phù sa màu mỡ này rất được mùa ớt.

- Ai trúng không biết chứ riêng tui thì đang ôm nợ.

- Răng kỳ lạ rứa ông anh?

- Thì vớ phải giống dỏm nên sâu bệnh hoành hành dữ dội khiến ớt chết hàng loạt, phải nhổ vứt hết...

Vợ chồng anh Hai Lệ Bắc ở xã Duy Châu (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có 3 sào đất màu nằm dọc sông Thu Bồn. Lâu nay, nhờ chuyên canh ớt mà cuộc sống của họ khấm khá hẳn lên. Anh Hai cho biết, vụ ĐX năm ngoái, trồng ớt Trang Nông 417 trên ngần ấy diện tích, nhờ nước tưới dồi dào, nguồn giống chất lượng cao, sâu bệnh không gây hại nên hái được tổng cộng 6 tấn ớt tươi. Bán tại ruộng với giá 1 kg là 5.000 đồng, anh thu về cả thảy 30 triệu đồng. Trừ mọi chi phí, lãi ròng không dưới 20 triệu.

Hồi giữa tháng 12/2012, khi chuẩn bị vào vụ SX, nghe một tư thương ở địa phương lân cận bảo có giống ớt mới vừa nhập khẩu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch cho năng suất rất cao, giá bán lại cực kỳ hấp dẫn nên anh Hai liền đặt mua về trồng trên toàn bộ 3 sào đất của mình.

Thấy cây đâm chồi nẩy lộc, vợ chồng nông dân ngoài 60 tuổi này khấp khởi mừng. Nào ngờ, lúc ớt bắt đầu ra trái non rộ thì bệnh héo xanh vi khuẩn bùng phát mạnh khiến cây bị thối gốc lẫn thân rồi chết hàng loạt. Buồn lòng, anh Hai nhổ quăng hết.

Nhìn xa xăm, giọng anh Hai buồn rười rượi: “Cũng trên cùng một chân đất mà ruộng ớt mình mất trắng hoàn toàn, còn của người ta thì lại trúng đậm. Tui thất bại vì vớ phải giống dỏm, họ thắng lợi là nhờ chung thủy với giống truyền thống. Âu đây cũng là bài học nhãn tiền, là cái giá phải trả cho sự vội vàng chạy theo giống mới mà không nắm rõ lai lịch của nó”.

Theo anh Hai Lệ Bắc, vụ ớt này chẳng những mất đứt khoản lãi 20 triệu đồng như năm ngoái mà còn bị thâm ít nhất 10 triệu đồng cho việc thuê nhân công làm đất, mua hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và trả tiền điện bơm nước tưới...

Chia tay anh Hai, rẽ sang làng bên, tôi lại bắt gặp cô Bảy Thanh Châu hì hục nhổ những thân cây ớt chết héo chất thành từng đống cao ngất. Chưa kịp hỏi han nhau, cô Bảy đã buông một tiếng thở dài: “Khổ quá chừng quá đỗi chú mi ơi. Đang ăn nên làm ra nhờ cây đậu phụng bỗng dưng nhảy sang trồng cái giống ớt mới ni nên chừ phải ôm nỗi buồn”.

Lâu nay, vợ chồng cô Bảy thường xuyên trồng đậu phụng trên 2 sào đất màu của mình. Mỗi năm làm 2 vụ, trừ mọi chi phí đầu tư họ lãi ròng gần 10 triệu đồng. Vụ này, nghe lời rủ rê của nhiều người, cô Bảy quyết định dứt tình với cây đậu phụng để lấy đất trồng giống ớt mới nhập về từ Trung Quốc. Giai đoạn đầu, thấy ruộng ớt xanh mướt, cô Bảy vui như phất cờ trong bụng. Vậy nhưng, giờ đây người phụ nữ ấy đang thất vọng ê chề vì ruộng ớt trĩu trái non cứ thế chết dần do nấm bệnh héo xanh vi khuẩn hoành hành khủng khiếp. Ông Lê Phước Hải, Phó ban Nông nghiệp xã Duy Châu cho biết, ngoài 2 trường hợp vừa nêu thì hiện nay tại địa phương này còn hàng chục hộ dân khác cũng đang khốn đốn vì giống ớt dỏm.

Ôm nợ do vớ phải giống trôi nổi trên thị trường. Chuyện ấy đã không ít lần được cảnh báo nhưng chẳng hiểu sao vụ nào cũng nghe nhà nông xứ Quảng bị dính đòn?

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm