| Hotline: 0983.970.780

Phận cỏ

Thứ Ba 28/10/2014 , 08:13 (GMT+7)

Nếu cỏ ở Hoàng thành Thăng Long mà biết nói, cỏ sẽ phải than rằng, tại sao cư xử với tôi như vậy? 

Trong buổi giao ban báo chí tại Thành ủy Hà Nội mới đây, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã khá bức xúc trước việc trên báo chí đăng bài cho rằng Hà Nội tổ chức Hội chợ sách tại Hoàng thành Thăng Long và Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa để chào mừng kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô là “thất đức với di sản”.

Một tờ báo đã thuật lại như sau: Ông Long lí giải, việc cỏ bị giẫm nát và cảnh tan hoang sau khi tổ chức các hoạt động là việc rất bình thường. Những việc này đã được ban tổ chức dự liệu từ trước. Đó là phần nằm trong chi phí thiệt hại mà bắt buộc phải có, không thể làm khác được.Ông Long ví, giống như tất cả những điểm bắn pháo hoa dịp 10/10, khu nào bắn người dân đến xem đông thì tất nhiên phải có chuyện cỏ bị giẫm.

Cũng theo ông Long, trước kia khi tiếp nhận Hoàng thành, nơi đây chỉ là những khu đất cỏ mọc um tùm, sau đó Hà Nội đã cố gắng trùng tu, tôn tạo để đưa Hoàng thành trở thành di sản. Như vậy, Hà Nội đã mất rất nhiều công sức, không có lí gì Hà Nội lại đi làm cái việc phá hoại Hoàng thành.

Những phát ngôn trên của ông Phan Đăng Long có mấy điểm đáng suy nghĩ. Hoàng thành Thăng Long có thể đặt ngang hàng với 30 điểm bắn pháo hoa không? Khi cỏ hoang mọc um tùm thì đó là một phế tích. Còn khi anh đã phát lộ phế tích, đã trùng tu, tôn tạo, đã lập hồ sơ đề nghị với UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới thì vị thế của di tích đó hoàn toàn khác.

Với cỏ cũng vậy. Khi cỏ mọc hoang thì đó chỉ là cỏ. Còn khi anh đã dựng biển “Cấm giẫm lên cỏ” thì đó là văn hóa. Anh giẫm lên cỏ là giẫm lên văn hóa. Anh lại có cả một kế hoạch, có cả dự trù để giẫm lên cỏ, điều đó càng thể hiện tầm văn hóa của anh đến đâu. Không phải cứ mở hội chợ sách mà gọi là có chiều cao và bề sâu văn hóa.

Hạ Long là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh Di sản Văn hóa thế giới. Hạ Long cũng đã có mặt trong “black list” (danh sách đen) của UNESCO với nhiều khuyến nghị về bảo tồn. Ngay ca trù, dù được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể nhưng cũng được khuyến cáo sẽ bị tước bằng. Với Hoàng thành Thăng Long, việc cư xử không khéo, sẽ không phải ngoại lệ.

Xin nói thêm rằng, cách Hoàng thành Thăng Long không xa, cùng trên phố Hoàng Diệu, khu vực công viên Lê-nin, những bãi cỏ ở đó luôn có biển “Cấm giẫm lên cỏ”. Nơi đó, chưa bao giờ cỏ bị giẫm lên, dù có cả họng vòi nước dùng cho cứu hỏa, dù có nhiều cuộc tụ tập đông người.

Bởi vậy, nếu cỏ ở Hoàng thành Thăng Long mà biết nói, cỏ sẽ phải than rằng, tại sao cư xử với tôi như vậy? Tại sao cỏ ở khu vực công viên Lê-nin không bao giờ bị giẫm, còn chúng tôi thì cứ vô tư giẫm lên rồi có thể trồng lại? Mà chi phí để trồng lại cỏ ấy là gì? Đó là tiền, chứ không phải vỏ hến trong khi ngân sách nhà nước thâm hụt.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm