| Hotline: 0983.970.780

Phát triển trang trại lợn bất chấp nhiều thứ

Thứ Sáu 28/04/2017 , 07:55 (GMT+7)

Tháng 8/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt “Đề án phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”.

Đến tháng 9/2012 UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt “Quy hoạch phát triển trang trại, vùng trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp đến năm 2020”.

15-49-59_1
Theo người tiêu dùng, giá thịt lợn bán tại Hà Tĩnh giảm không đáng kể

Đồng thời, tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tập trung theo Chương trình xây dựng NTM.

Kể từ đó, nhà nhà nuôi lợn, người người nuôi lợn. Tỷ lệ chăn nuôi trang trại công nghiệp tăng chóng mặt (từ 11,9% năm 2011 lên 35,9% năm 2016); toàn tỉnh xây dựng mới thêm 182 cơ sở chăn nuôi lợn thịt (quy mô 300 – 6.000 con/lứa), nâng tổng số cơ sở lên con số 197; hình thành 36 cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại (quy mô 300 con trở lên) với tổng đàn nái trên 21.000 con (tăng 2,8 lần so với năm 2011)...

Việc tăng đàn nhanh như trên đã kéo theo một loạt hệ lụy. Ngay đến chủ các trang trại cũng phải thốt lên “Phát triển trang trại bất chấp nhiều thứ quá”.

Khu trang trại chăn nuôi tập trung thôn Khe Trù, xã Sơn Kim II, huyện Hương Sơn có 6 trang trại chăn nuôi lợn thịt (quy mô 500 - 1.500 con/lứa) và 1 trại chăn nuôi nái (quy mô 420 con).

Cuối năm 2015, đầu năm 2016 các trang trại trên đầu tư xây dựng chuồng trại, thời điểm này ngành chăn nuôi lợn Hà Tĩnh đang ở giai đoạn hoàng kim, bình quân mỗi con lợn thịt lãi 300 – 400 ngàn đồng; lợn giống lãi 700 – 800 ngàn đồng.

“Vì thấy lợi nhuận cao, lại được hưởng hỗ trợ từ chính sách của tỉnh nên rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp chuyển sang đầu tư nuôi lợn. Thậm chí nhiều người sẵn sàng bỏ vài ba tỷ đồng đi tìm trang trại để mua”, chủ một trại lợn nái ở Sơn Kim II tiết lộ.

15-49-59_2
Phát triển chăn nuôi tập trung thiếu kiểm soát thời gian qua là một trong những nguyên nhân đẩy thị trường lợn lâm vào cảnh bi đát hiện nay

Chủ trang trại này phân tích, chính sách hỗ trợ của tỉnh là “bà đỡ” đắc lực kích cầu phát triển chăn nuôi nhưng nếu không biết áp dụng chính sách đúng nơi, đúng chỗ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương thì sẽ trở thành con dao hai lưỡi.

Như chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn tập trung này, mặt tích cực là đưa tổng đàn lợn, tỷ trọng chăn nuôi tăng nhanh nhưng hệ lụy của nó chính là những món nợ hàng trăm triệu, hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng người chăn nuôi phải gánh chưa biết đến bao giờ mới trả được trước tình hình giá lợn hơi rớt thê thảm như hiện nay.

“Nếu cơ quan quản lý nhà nước “tuýt còi”, siết chặt việc mở trang trại ồ ạt thì có lẽ người chăn nuôi sẽ không thê thảm như bây giờ”, một chủ trang trại khác nói.

Mặc dù giá lợn hơi rớt thê thảm nhưng theo khảo sát của PV, giá thịt lợn bán tại các chợ tại Hà Tĩnh giảm không đáng kể. Theo đó, tại huyện Hương Sơn giá thịt vai được bán 70.000đ/kg (thời điểm lợn đắt giá 80.000đ/kg); thịt mông 75.000đ/kg (giá lợn đắt bán 90.000đ/kg); ba chỉ 70.000đ/kg (trước 80.000đ/kg). Tương tự, tại TP Hà Tĩnh thịt ba chỉ, vai, mông đều bán dao động 70.000đ – 75.000đ/kg; riêng thịt nạc bán 80.000đ/kg.

 

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.