| Hotline: 0983.970.780

Phát triển vùng dân tộc và miền núi với tốc độ cao hơn

Thứ Tư 12/05/2010 , 20:58 (GMT+7)

Ngày 12/5, ĐH Đại biểu Toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ nhất đã chính thức khai mạc. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và hơn 1.700 đại biểu từ 54 dân tộc anh em đã tới tham dự.

Ngày 12/5, ĐH Đại biểu Toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ nhất đã chính thức khai mạc. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và hơn 1.700 đại biểu từ 54 dân tộc anh em đã tới tham dự.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trao tặng Đại hội bức trướng với nội dung: “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”.

Tại Đại hội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thay mặt Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chào mừng các vị khách quý và các đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 12 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước đã hội tụ về Thủ đô ngàn năm văn hiến để tham dự Đại hội và “kêu gọi đồng bào các dân tộc Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí tự lực tự cường, vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 do Đại hội đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phấn đấu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”

Chia sẻ với các ĐB, Tổng Bí thư cũng cho rằng, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình phức tạp, việc xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách dân tộc còn bất cập, nguồn lực đầu tư hạn chế nên vùng dân tộc và miền núi vẫn gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo, tái nghèo trong đồng bào còn cao. Kết cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào dân tộc ở nhiều nơi còn thấp kém… Trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hóa và các tiến bộ xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương còn thấp. Năng lực, trình độ của cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số ở một số địa phương còn yếu. Nhiều vấn đề bức xúc chậm được phát hiện, giải quyết…

Từ những thành tựu, ưu điểm cũng như khuyết điểm trong thực tiễn, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Quyết tâm chung của chúng ta là phát huy thuận lợi, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội, tập trung đẩy mạnh phát triển vùng dân tộc và miền núi với tốc độ cao hơn, nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa các vùng miền”. 

Tại đại hội, bác Tráng Lo Lử (bên trái), dân tộc Mông, già làng bản Lao Khô, huyện Yên Châu, Sơn La đã gặp lại người bạn tri âm của mình- bác Triệu Thị Hòa, dân tộc Dao, Ba Vì, Hà Nội sau hơn 10 năm xa cách.
Tổng Bí thư mong các đại biểu Đại hội sẽ phát huy trí tuệ tập thể và tinh thần trách nhiệm cao để đi đến những quyết định đúng đắn về phương hướng và mục tiêu, vừa thể hiện được tinh thần tích cực, chủ động, vừa thiết thực và có tính khả thi…

Trong ngày khai mạc, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trao tặng Đại hội bức trướng với nội dung: “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, Đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.”

Báo cáo của Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi Giàng Seo Phử đã trình bày lịch sử đấu tranh xây dựng đất nước của đồng bào dân tộc thiểu số, ông nhấn mạnh: “Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với số dân hơn 12 triệu người, chiếm hơn 14% tổng số dân cả nước. Sự liên kết giữa các thành phần dân cư dân tộc thiểu số đã sớm hình thành ý thức tự giác cùng chung sống trong một đất nước ngay từ buổi bình minh của lịch sử, tạo nên một cộng đồng quốc gia dân tộc bền vững. Đại đoàn kết các dân tộc là đặc điểm nổi bật nhất xuyên suốt các thời kì lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đó ngày càng được củng cố và phát huy, làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. 

Báo cáo cũng nêu bật các thành tựu, các địa phương vùng dân tộc đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện rõ rệt. Hàng năm số hộ nghèo giảm 4 - 5%/năm. Về giáo dục, đã hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đang tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Về y tế, người nghèo được cấp bảo hiểm y tế, các xã có trạm y tế và cán bộ y tế cơ sở. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm xuống dưới 25%. Văn hóa các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn, phát huy. Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, trong đó 80% hộ được xem truyền hình, 90% hộ gia đình đã được nghe đài phát thanh, 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã.

BÁO CÁO ĐIỂN HÌNH ẤN TƯỢNG

+  Đinh Thoang, 60 tuổi, dân tộc Bana, già làng có uy tín nhất Bình Định: Vấn đề bức xúc, cần làm là phải rà soát ngay, vận động đồng bào bài trừ, phê phán những tục lệ lạc hậu đang tồn tại trong đồng bào các dân tộc thiểu số, trên cơ sở đó có những kiến nghị với cấp ủy, chính quyền các cấp và trực tiếp bàn với làng, kịp thời khắc phục. Bằng uy tín của một già làng, tôi sẵn sàng chia sẻ với bà con những gì mình biết, mình hiểu bất cứ thời gian nào. (Báo cáo về vấn đề Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng)

+ Hà Khương Duy, 19 tuổi, dân tộc Nùng, học sinh Trường THCS Yên Thế, Bắc Giang: Sinh ra, lớn lên trong cộng đồng người dân tộc thiểu số và được học tập tại quê hương miền núi huyện Yên Thế còn nhiều khó khăn. Việc em đoạt giải nhì môn Toán trong cuộc thi HSG Quốc gia vừa qua, đoạt Huy chương vàng Olympic Toán Quốc tế là góp sức cống hiến phục vụ quê hương, mang vinh dự về cho đất nước. (Báo cáo về vấn đề giáo dục, đào tạo và công tác cán bộ)

+ Phạm Văn Phượng, 54 tuổi, dân tộc Mường, Trưởng Ban dân tộc tỉnh Thanh Hóa: Cán bộ làm công tác dân tộc phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc “Trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân.” ( Báo cáo về vấn đề Công tác dân tộc và Dân vận)

+ Lường Văn Pánh, 54 tuổi, dân tộc Kháng, Bí thư – Chủ tịch xã Na Sang, Mường Chà, Điện Biên: Dù đã đạt được những kết quả trong phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng dân cư trong bản, tuy vậy, vẫn chưa phát huy hết tiềm năng nội lực, đó là đất đai, là phát triển rừng, phát triển chăn nuôi…, để khai thác hiệu quả, bản thân và gia đình, cộng đồng phải tiếp tục học hỏi, tìm tỏi, nâng cao khoa học kĩ thuật hơn nữa. (Báo cáo về vấn đề Phát triển kinh tế và Xóa đói giảm nghèo)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm