| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị khai thác kết hợp bảo tồn tính đa dạng sinh vật biển

Thứ Năm 21/12/2017 , 09:06 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng biển và ven biển-đảo nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, không ngừng tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngư dân. Đồng thời bảo tồn tính đa dạng sinh vật biển.

08-20-14_kinh_te_1
Âu thuyền trên đảo Cồn Cỏ, nơi trú ngụ lý tưởng cho tàu thuyền trên biển

Sinh vật biển rất đa dạng, kinh tế cao

Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75 km trải dài 4 huyện ven biển với 16 xã, thị trấn với hơn 30 ngàn lao động. Số lao động trực tiếp khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, vùng cửa lệch chiếm 42,2% và nhóm lao động trên bờ chiếm 57,8%. Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị còn có một huyện đảo, là Cồn Cỏ, cách bờ 32 km.

Ông Võ văn Hưng- Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết vùng biển Quảng Trị được đánh giá là một trong những nơi có trữ lượng tài nguyên sinh vật biển khá đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại hải sản giá trị kinh tế cao, có điều kiện để phát triển ngành khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản. 

Bên cạnh đó, thế mạnh của ngành du lịch biển mang lại trong những năm gần đây đã khẳng định được vị trí quan trọng trên lĩnh vực này. Dọc theo bờ biển có nhiều bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy. Ngoài ra có đảo Cồn Cỏ với những cảnh quan tự nhiên rất đẹp và hoang sơ, là điều kiện tốt để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch phục vụ khách trong nước và quốc tế.

08-20-14_kinh_te_2
Sản lượng đánh bắt thủy sản ở Quảng Trị không ngừng tăng

Những năm qua, sản lượng khai thác thủy sản các loại của tỉnh Quảng Trị không ngừng tăng lên, sản lượng hàng năm đạt từ 25 đến 27 ngàn tấn với giá trị sản xuất thủy hải sản đạt trên 700 tỷ đồng năm 2016. Diện tích nuôi trồng thủy hải sản tiếp tục được mở rộng, năm 2016 ước đạt 3300 ha, từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung để phát triển chế biến xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được hơn 2.413 tàu thuyền các loại, trong đó hơn 208 tàu đánh bắt xa bờ công suất mỗi tàu từ 90 CV trở lên.  

Thực hiện Nghị định 67, tỉnh Quảng Trị đã đóng mới 1 tàu dịch vụ hậu cần, 21 tàu  đánh bắt xa bờ và nâng cấp 59 tàu. Tổng số vốn các ngân hàng cam kết cho vay đóng và sữa chửa tàu đến gần 400 tỷ đồng để vươn khơi đánh bắt dài ngày trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Theo ông Võ Văn Hưng, cùng với nâng cao năng lực khai thác đánh bắt thủy hải sản thì hoạt động cơ sở hạ tầng, hậu cần nghề biển và dịch vụ nghề cá được chú trọng. Tỉnh Quảng Trị đã đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão ở Cồn Cỏ và Cửa Việt để phục vụ ngư dân tránh trú khi gặp thời tiết không thuận lợi, góp phần đảm bảo an toàn cho ngư dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và giao thương kinh tế thủy sản. Cùng với đó, các cơ sở sửa chữa đóng mới tàu thuyền như Cty TNHH Đóng tàu Cửa Việt hàng năm đã duy tu, sửa chữa, đóng mới hàng trăm lượt tàu thuyền đảm bảo an toàn mỗi khi ra khơi vào lộng.

Tỉnh cũng đã xây dựng đường kinh tế quốc phòng ven biển, hoàn thành 2 chiếc cầu quan trọng trên tuyến là cầu Cửa Tùng và cầu Cửa Việt, nối thông thương các xã ven biển, xây dựng Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt, Cửa Tùng. Đặc biệt, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đang được kêu gọi đầu tư tạo cơ hội để Quảng Trị phát triển kinh tế biển.

08-20-14_kinh_te_3
Tàu vỏ thép vừa đánh bắt thủy sản giúp ngư dân mau làm giàu vừa vươn khơi bảo vệ chủ quyền biển đảo

Phát triển bền vững

Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị cho biết cùng với việc đàu tư hạ tầng khai thác kinh tế biển thì vấn đề bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản cũng được chú trọng. Hoạt động khai thác đánh bắt thủy hải sản được tỉnh khuyến khích theo hướng bền vững, có chọn lọc, ngăn chặn tuyệt đối khai thác hủy diệt, bảo vệ rạng san hô, khuyến khích đầu tư đóng mới, du nhập nghề mới vươn khơi đánh bắt góp phần phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ông Hà Sỹ Đồng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp phân tích để đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 (2015-2020) đề ra, tỉnh Quảng Trị đã có một loạt chương trình dự án để phát triển. Cụ thể đó là xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế biển toàn diện trên cơ sở khoa học tiên tiến mang tầm quốc gia cũng như khu vực, không chỉ chú trọng khai thác tiềm năng hiện tại mà cần coi trọng việc bảo tồn để khai thác tốt hơn tiềm năng trong tương lai.   

Tuy nhiên, trong thực tế do Quảng Trị đang còn khó khăn về ngân sách nên những kết quả đạt được về phát triển kinh tế biển thời gian qua chưa được như mong muốn.

Vì vậy, để phát triển kinh tế biển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, ông Hà Sỹ Đồng cho biết cần phải thực hiện ngay một số nhóm giải pháp. Trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng cư dân ven biển về chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vì đây là ba mặt của một vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau.

Xây dựng đề án tái cơ cấu ngành kinh tế biển nhằm phát huy quyền chủ động của các cấp, các ngành, địa phương tạo nên bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, theo chiều rộng và chiều sâu. Chuyển từ đánh bắt gần bờ sang trung bờ, xa bờ, hình thành các nghiệp đoàn nghề cá góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành theo nội dung mới, gắn phát triển kinh tế biển với phòng ngừa thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên tất cả các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng tuyến đảo, hệ thống cảng biển, đô thị ven biển, các ngành dầu khí, đóng tàu, giao thông, du lịch, khai thác nuôi trồng thủy hải sản…

Đồng thời thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các ngành, các địa phương, hiện đại hóa doanh nghiệp, hợp tác xã, xây dựng thương hiệu biển địa phương, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển.

Một điều quan trọng nữa theo ông Hà Sỹ Đồng là huy động cộng đồng tham gia vào việc kiên cố hóa đê điều, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển tạo hành lang bảo vệ đê biển, ngăn ngừa nước biển dâng và nước mặn lấn sâu vào đồng ruộng. Tổ chức các tổ đoàn kết, hợp tác xã vận tải trên biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản…để có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất ứng phó với thiên tai.

08-20-14_kinh_te_4
Quảng Trị luôn chú trọng tuyên truyền bảo tồn nguồn lợi thủy hải sản

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm