| Hotline: 0983.970.780

Quỳnh Lưu: Tôm thẻ đại thắng

Thứ Năm 16/12/2010 , 12:16 (GMT+7)

Hộ nào mạnh dạn đầu tư, nếu không bị dịch bệnh thì đều thu về ít nhất 800 triệu đồng/ha...

Năm nay, tổng diện tích nuôi tôm các loại của toàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lên tới gần 1.100 ha, lớn nhất từ trước đến nay, trong đó có 725 ha nuôi thâm canh theo hướng công nghiệp.

Điều đáng nói là từ các mô hình thực tế trên địa bàn 3 năm gần đây người nuôi tôm ở Quỳnh Lưu đã chủ động đầu tư vốn để chuyển đổi diện tích nuôi tôm sú truyền thống sang nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm he). Diện tích nuôi tôm he công nghiệp, mật độ cao hiện đã lên tới 390 ha. Nhờ đầu tư thâm canh cao và ít dịch bệnh nên hàng chục gia đình đã thu hoạch với năng suất từ 15 đến 20 tấn/ha/năm. Riêng tổng sản lượng tôm he trên địa bàn huyện đạt 3.200 tấn với giá bán trung bình hiện nay từ 65 đến 80 nghìn đồng/kg, đạt doanh thu từ 210 đến 240 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Sở dĩ người nuôi tôm ở Quỳnh Lưu mạnh dạn chuyển đổi đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm he là vì con tôm he có rất nhiều lợi thế: Thứ nhất là tôm he chống chịu được với điều kiện thời tiết bất thuận ở địa phương. Nó chịu được cả điều kiện nóng, lạnh và không bị chết khi nguồn nước trong hồ ao có độ mặn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Thứ 2 là thời vụ của con tôm he ngắn chỉ trong vòng 80 đến 90 ngày là có thể cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn loại 1 (80 con/kg), trong khi nuôi tôm sú muốn có tôm bán đạt tiêu chuẩn loại 1 (30 con/kg) bắt buộc phải mất thời gian 4 tháng. Đây là yếu tố quan trọng để người nuôi có điều kiện tăng lên 3 vụ/năm.

Lợi thế thứ 3 là thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh, giá rẻ nên phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng người tiêu dùng. Bằng chứng là cả 3.200 tấn tôm he của các xã trên địa bàn huyện đều bán 100% cho các địa phương trong nước. Lợi thế cuối cùng là con tôm he có thể nuôi được cả trên cát và cho năng suất cao. Tại Quỳnh Lưu, nhiều hộ nuôi tôm trên cát cho năng suất trên dưới 20 tấn/ha/năm như hộ gia đình ông Vũ Văn Đức ở xã Quỳnh Xuân nuôi 2 ha; hộ ông Hoàng Xuân Ty, hộ ông Hoàng Hường đều ở xã Quỳnh Bảng nuôi tổng cộng 10 ha... Năm nay huyện Quỳnh Lưu có 20 hộ đạt mức lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha...

Trước đây người dân Quỳnh Lưu nuôi 2 vụ tôm/năm, nay bà con nuôi tôm một cách khá linh hoạt. Có nhiều hộ chỉ nuôi 1 vụ với mật độ cao rồi tỉa dần và để lượng tôm còn lại thu hoạch rải vụ, có nhiều hộ lại mạnh dạn tổ chức nuôi tôm trái vụ (vụ đông) mặc dù phải đầu tư cao nhưng bù lại bán rất được giá. Giá tôm he chính vụ loại 120 con/kg chỉ bán được 45.000 đồng/kg, thì tôm trái vụ cùng loại có giá trên 100.000 đồng/kg, bán đắt hơn tôm chính vụ (loại 80 con/kg) khoảng trên 20.000 đồng/kg... nên vẫn cho thu nhập cao.

Tuy nhiên, do tỷ suất đầu tư cho 1 ha nuôi tôm he mật độ cao là khá lớn (100 triệu tiền ao đầm và 350 triệu tiền thức ăn) nên chỉ những hộ có vốn lớn mới dám chuyển đổi. Theo đó, hộ nào mạnh dạn đầu tư, nếu không bị dịch bệnh thì đều thu về ít nhất 800 triệu đồng/ha. Đây là lý do khiến nhiều hộ có “máu” làm giàu đã dùng vốn của mình xuống thuê ao hồ của các hộ dân ít vốn đầu tư để làm ăn.

Trường hợp bà Nguyễn Thị Lương, trú tại khối 5, thị trấn Cầu Giát là một ví dụ. Năm 2000, bà Lương xuống Quỳnh Phương thuê 7,2 ha đất làm hồ nuôi tôm he công nghiệp và ngay lập tức đã ăn nên làm ra từ đó đến nay. Bà Lương nói với chúng tôi: "Nói thật, con tôm he đã giúp tôi làm giàu. Nhờ nó tôi mua được 3 căn nhà cho 3 đứa con tại Hà Nội, có ô tô 4 chỗ, nhà cửa khang trang, cuộc sống dư giả...”. Bà Lương cho biết thêm: Tôi thuê 7,2 ha đất nhưng chỉ làm 3,5 ha hồ tôm, từ năm 2007 đến nay, nhờ nuôi tôm he công nghiệp, trừ hết các khoản chi phí, tôi thu lãi ròng bình quân khoảng trên dưới 1 tỷ đồng đồng/năm.

Nuôi tôm he với nuôi tôm sú khác nhau nhiều lắm. Nuôi tôm sú thì đầy rủi ro lại khó nhọc giống như nuôi tằm, phải bận rộn cả ngày, chú ý từng tý một, chỉ cần sơ sẩy một tý là cả mấy hồ tôm có thể đi tong, còn nuôi tôm he giống như nuôi lợn. Anh thấy đấy bây giờ mặc dù tôi nuôi tới 3,5 ha tôm he mà da dẻ trắng như người không ra nắng bao giờ. Trước đây, hồi nuôi tôm sú da tôi đen nhẻm giống như ngư dân chuyên đi biển ấy ...".

Ông Vũ Văn Đức, trú tại xã Quỳnh Liên, người coi là "vua tôm he" ở Quỳnh Lưu nói với chúng tôi: Trên 10 năm làm nghề nuôi tôm (7 năm nuôi tôm sú, 3 năm nuôi tôm he), giờ nhìn lại quãng thời gian dài còng lưng nuôi tôm sú mà thấy xót xa. Nuôi tôm sú, nếu không bị dịch bệnh, thời tiết thuận lợi, được mùa thì cuối vụ giỏi lắm chỉ dắt lưng được vài trăm triệu. Nhưng có thể mất trắng vào vụ sau nếu tôm bị dịch đốm trắng. Bản thân tôi 7 năm nuôi tôm sú vất vả là thế nhưng cũng chỉ "vừa húp, vừa thổi" chẳng dư dật được bao nhiêu. Từ năm 2007 đến nay, tôi mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm he trên toàn bộ diện tích nuôi (2 ha) mỗi năm thu lãi ròng ít nhất cũng được 700 đến 900 triệu đồng, năm thắng lớn có thể kiếm được từ 1 đến 1,2 tỷ đồng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm