| Hotline: 0983.970.780

Ra nghị quyết... lấp hồ tôm

Thứ Tư 15/06/2011 , 13:21 (GMT+7)

Niềm vui được mùa tôm sú chỉ thoáng qua ngắn ngủi với người nông dân vùng trọng điểm tôm của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Ruộng nuôi tôm ở xã Vĩnh Sơn bỏ hoang thành bãi chăn trâu

Niềm vui được mùa tôm sú chỉ thoáng qua ngắn ngủi với người nông dân vùng trọng điểm tôm của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Mùa màng không thuận ý người, nhiều hồ nuôi tôm ở vùng này được lấp lại để chuyển sang trồng màu.

Bệnh đầu vàng, đốm trắng

Thời điểm này, huyện Vĩnh Linh nuôi được 275 ha tôm sú, trong đó riêng xã Vĩnh Sơn nuôi đến 163 ha. Vĩnh Sơn được ví như “hồ tôm” lớn nhất của huyện Vinh Linh. Con tôm ở các hồ đã được bà con thả nuôi hơn hai tháng. Niềm vui tôm chóng lớn chưa được bao lâu, tuần trước 5 nông dân ở thôn Huỳnh Xá Hạ bỗng nhiên mặt mày ỉu xìu. Hỏi ra mới biết tôm trong hồ của họ bắt đầu bị chết vì bệnh đốm trắng, phân trắng.

Hơn 2 ha tôm đầu tiên bị bệnh phải huỷ ngay. Vốn liếng đầu tư vào nuôi tôm vụ này coi như mất toi. Chuyện nuôi tôm bị bệnh chết, thất thu với bà con Vĩnh Sơn không phải là lần đầu. Hiện tại không ai dám tin diện tích hồ tôm bị bệnh ở Vĩnh Sơn sẽ dừng lại từng ấy. Trên các đồng nuôi tôm, nét lo âu thêm một mùa tôm thất bát đã hiện rõ trên khoé mắt của người nông dân.

Gần Vĩnh Sơn là xã Vĩnh Lâm, người nuôi tôm ở đây cũng đứng ngồi không yên. Bốn hộ dân ở thôn Quảng Xá vừa phát hiện tôm trong hồ nuôi bị bệnh. Cơ quan chức năng đến lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả con tôm ở Quảng Xá mắc bệnh đầu vàng, chết rất nhanh. Vậy là 2 hồ tôm với diện tích 400m2/hồ ngay lập tức phải huỷ để ngăn chặn bệnh lây trên diện rộng.

Nông dân Nguyễn Văn Hoè ở Vĩnh Lâm, chua chát: “Nuôi tôm đúng là không dễ ăn chút nào. Được một vụ nhưng mất liên tiếp những vụ sau”. Những ngày này, Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Linh phối hợp với các ngành cấp tốc triển khai các biện pháp chống dịch bệnh ở tôm về tận cơ sở những mong hạn chế thấp nhất diện tích nuôi tôm của bà con nông dân bị thiệt hại.

Ra nghị quyết lấp hồ tôm

Trở lại xã Vĩnh Sơn, ông Nguyễn Ngọc Bé - Chủ nhiệm HTX Tiên An, cho biết: Bà con nông dân ở đây đã ngán ngẩm với nuôi tôm vì luôn bị dịch bệnh hành hạ. Những năm trước, phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ, “nóng” đến nỗi 11 ha đất đang trồng màu ngon lành, lập tức bị chuyển sang đào hồ nuôi tôm. Theo ông Bé, 32 hộ nông dân đã góp vào hơn 3 tỷ đồng để đào hồ, làm kênh mương dẫn, thoát nước nuôi tôm trên diện tích đất màu này. Phần lớn tiền đưa vào đầu tư nuôi tôm là vay từ ngân hàng.

Song cũng chỉ được vài năm công việc nuôi tôm thuận lợi. Từ 2009 đến nay liên tiếp thiên tai xảy ra nên vụ mùa 2010 bà con đã bỏ ruộng tôm. Còn 6 hộ dân chưa trả hết nợ cho ngân hàng, hộ nợ nhiều nhất đến 25 triệu đồng. Mỗi ngày nhìn ruộng đồng nuôi tôm bị khô phơi đáy, trở thành chỗ chăn trâu, nhiều người tỏ ra ăn năn về quyết định trước đây vội vã chuyển đất màu sang tôm. Vậy là bà con đã kiến nghị lên xã xin được chuyển trở lại diện tích 11 ha ruộng tôm để trồng màu.

Trước tình hình này, ông Lê Tiến Dũng - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Linh, cho biết: “Rõ ràng việc quy hoạch nuôi tôm trước đây tại xã Vĩnh Sơn chưa được hoàn thiện dẫn đến thiếu bền vững trong phát triển. Trước việc thiên tai biến đổi bất thuận, một phần diện tích nuôi tôm bị bỏ hoang, quan điểm của phòng cũng đồng ý với việc chuyển đổi trên nhằm đưa vào khai thác, phát triển hết tiềm năng của đất đai một cách hiệu quả và bền vững”.

Ông Nguyễn Văn Lường - Chủ tịch xã Vĩnh Sơn, xác nhận: “Hội đồng nhân dân xã đã ra Nghị quyết đồng ý lấp 11 ha ruộng nuôi tôm không phát huy được giá trị kinh tế, chuyển sang trồng màu. Điều đó có nghĩa thừa nhận thất bại trong việc phát triển nuôi tôm ở Tiên An”. Cũng theo ông Lường, lẽ ra việc chuyển đổi này thực hiện từ mùa trước song khó là chưa có kinh phí để thuê máy ủi lấp hồ tôm. Vậy nên xã đang kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia và các gia đình ai có điều kiện hơn thì mạnh dạn chuyển đổi trước sang trồng sắn và ngô, lạc...

Ngoài ra, vụ này xã Vĩnh Sơn còn có thêm 10 ha ruộng hồ tôm của bà con bị bỏ hoang. Nhiều hộ nông dân nuôi tôm cảm thấy nản và lo âu nên bắt đầu chuyển sang mô hình nuôi cua và nuôi xen canh giữa tôm và cua mong tìm ra được bài toán kinh tế khả dĩ hơn.

Theo ông Lường, nguy cơ có thêm nhiều diện tích nuôi tôm của xã bị bỏ hoang là rất lớn. Từ năm 2009 đến nay tôm nuôi trong hồ của bà con bị phát bệnh liên tục. Trong 450 hộ nông dân nuôi tôm có đến 85% thất thu. Trước nay nguồn nước phục vụ nuôi tôm lấy từ sông Bến Hải. Nhưng thời gian gần đây, mỗi lần mưa xuống nước sông đục ngầu từ thượng nguồn đổ về (do chặt rừng già để cày lên trồng lại rừng non), dòng nước không còn trong lành như ngày xưa đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con tôm, bà con nông dân rất lo âu vấn đề này sẽ đe dọa đến việc nuôi tôm của họ.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm