| Hotline: 0983.970.780

Sai lầm hiển nhiên không thể biện minh

Thứ Sáu 04/09/2015 , 06:46 (GMT+7)

Báo NNVN có bài “Râu nọ, cằm kia”, phản ánh về cuốn sách “Văn hóa và con người xứ Nghệ - Những bức chân dung”./ Râu nọ, cằm kia

PV đã liên hệ với CN Nguyễn Trọng Đệ và GS.VS Nguyễn Duy Quý, tác giả cuốn sách. Cả hai ông đều cho biết hiện vẫn chưa nhớ ra cuốn sách này.

Nhà nghiên cứu Văn học Lại Nguyên Ân: Nhiều điểm đáng chê trách

Bài viết “Râu nọ, cằm kia” trên Báo NNVN chủ yếu nên những sai sót cụ thể trong biên soạn, cho nên những sai sót được chỉ ra là rõ ràng; ít có điều gì đáng tranh cãi.

Sách “Văn hóa và con người xứ Nghệ - Những bức chân dung” được xuất bản năm 2011, vậy mà trong đó người biên soạn lại có kiểu ghi đại khái mà hàm nghĩa thì sai nghiêm trọng. Ví dụ: về GS Nguyễn Tài Cẩn: “Từ 1961 đến nay: Công tác tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là giáo viên khoa Ngữ văn”; về GS Hà Văn Tấn: “1988 đến nay: Viện trưởng Viện Khảo cổ học”; về GS Nguyễn Cảnh Toàn: “tháng 4/1976 đến nay là Thứ trưởng Bộ Giáo dục”; về GS Lê Xuân Tùng: “1987 đến nay: Làm trợ lý Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”. v.v. và v.v.

14-11-45_nh-2-li-nguyen-n
Nhà nghiên cứu Văn học Lại Nguyên Ân

Thử hỏi “đến nay” là đến thời điểm nào nếu không phải là năm 2011 - thời điểm sách được xuất bản? Đến thời điểm ấy, GS Nguyễn Tài Cẩn không còn là giáo viên/đúng ra phải gọi là giảng viên/khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội; GS Hà Văn Tấn đã không còn là Viện trưởng Viện Khảo cổ học; GS Lê Xuân Tùng cũng không còn là trợ lý Tổng Bí thư!

Lẽ ra người biên soạn phải tìm và ghi rõ các mốc thời gian mà mỗi nhân vật đảm nhiệm các chức vụ, công việc. Đem lối viết “từ đó đến nay” gán cho mọi trường hợp là sai lầm hiển nhiên không thể biện minh.

Rồi những trường hợp nêu tên nhân vật này nhưng lại in kèm ảnh một người khác, như mục về Xuân Diệu lại in ảnh nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy chẳng hạn.

Theo tôi, tác giả Khải Đăng dù sao cũng còn hơi nhẹ tay. Lẽ ra phải khuyên hai soạn giả: một công trình về “chân dung nhân vật văn hóa xứ Nghệ” mà chất lượng có nhiều điểm đáng chê trách ở mức tối thiểu như vậy, thì liệu có nên trưng những học hàm CN, GS.VS ra hay chăng? Chả lẽ một tập danh mục tiểu sử nhân vật ở mức sử dụng được, tin cậy được, dù chỉ do một vài Tú tài soạn ra, lại chả hay hơn những trang chân dung đầy sai sót, dù người biên soạn có những chức danh to đùng, GS, VS, TS?

Nhà văn Văn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Gia Lai: Các tác giả thiếu trách nhiệm

14-11-45_nh-3-vn-cong-hung
Nhà văn Văn Công Hùng

Tôi hết sức kinh ngạc khi thấy cuốn sách “Văn hóa và con người xứ Nghệ - Những bức chân dung” làm ẩu đến như vậy, đặc biệt là việc lấy ảnh ông này đưa vào bài ông kia.

Một ông Xuân Diệu nổi tiếng như thế mà lấy ảnh ông Đỗ Lai Thúy đưa vào thì thật là không thể nào hiểu nổi. Ảnh Nguyễn Ái Quốc thì lại đặt vào mục Lê Hồng Sơn. Đã đành là lỗi do bộ phận "mi" sách đặt nhầm, nhưng là người có trách nhiệm thì trước khi phơi kẽm, anh phải xem lại lần cuối cùng.

Tôi không tin là tác giả cuốn sách không phân biệt được ông Xuân Diệu và ông Đỗ Lai Thúy, nhưng tôi tin là các ông đã thiếu trách nhiệm với cuốn sách của mình. Và, bây giờ, nếu là người có trách nhiệm, các ông sẽ phải thu hồi cuốn sách, in lại những trang in nhầm, bởi sách không phải là báo, đọc xong là bỏ, mà nó sẽ được lưu lại cho hậu thế.

Hậu thế chúng ta cũng đã từng bị nhầm ảnh của vài vị tiền nhân, như Nguyễn Trãi in vào sách Lê Quý Đôn chẳng hạn? Biết đâu sau này sẽ có nhiều người nhầm ông Xuân Diệu là Đỗ Lai Thúy, ông Nguyễn Ái Quốc là ông Lê Hồng Sơn?... Mà, trong cuốn này, không chỉ có mỗi lỗi ấy...

Nhà báo Nguyễn Như Mai, nguyên TKTS báo Sinh viên Việt Nam: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng

14-11-45_nh-4-nguyen-nhu-mi
Nhà báo Nguyễn Như Mai

Hiện nay, sách được xuất bản ngày càng phong phú, nhưng có tình trạng vàng thau lẫn lộn, làm cho người đọc, người mua không biết đâu mà chọn.

Một cuốn sách với đề tài “danh nhân xứ Nghệ” đồ sộ do hai tác giả có học hàm, học vị cao hẳn là một tác phẩm quý. Nhưng chính vì thế lại càng làm cho người đọc thất vọng.

Một cuốn sách hoặc một bài báo bình thường của tác giả bình thường có sai sót, có khiếm khuyết cũng có thể thông cảm và châm chước. Nhưng cuốn sách có những lỗi thô thiển, sai lệch mà mang danh của người “có danh” thì không thể chấp nhận được.

Đã là sách “chân dung”, vậy mà ảnh chân dung Xuân Diệu lại là Đỗ Lai Thúy liệu có thể cho qua được không? Hình ảnh minh họa cho Mai Hắc Đế lại là vua Minh Mạng! La Sơn Phu Tử hóa ra là ảnh của Nguyễn Hữu Diên “tái sinh” sau 170 năm!

Còn nhớ cách đây chừng hơn nửa thế kỷ, trên một tờ báo đã đăng chân dung Nguyễn Trãi bằng ảnh của Dương Khuê đã gây ra một xì-căng-đan trong dư luận. Vậy mà với rất nhiều phương tiện tra cứu thuận tiện như hiện nay làm sao có thể “gà mờ” như vậy được?

Còn nhiều sai lạc khác không kém phần nghiêm trọng đã được Báo NNVN vạch ra.

Hiện nay, trong khoa học cũng như trong xuất bản có hiện tượng lấy tên tuổi ai đó có danh vị, có chức quyền đứng chủ biên, nhờ đó dễ dàng lọt qua được khâu xét duyệt và xuất bản. Trong khi thực tế, hầu như các vị đó không hề viết lấy một trang và thậm chí không hề đọc.

Vừa có thêm “tác phẩm” tô điểm cho mình, vừa được hưởng nhuận bút. Nhưng một khi tác phẩm ấy bị phê phán thì rất ít vị dám thẳng thắn nhận trách nhiệm và tiếp thu, sửa chữa. Thậm chí có vị còn “cả vú lấp miệng em”, trịch thượng coi nhà báo là những người thích vạch lá tìm sâu và “chẳng biết gì”!

Người xưa đã rất thấu đáo trong nhận định, rằng “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Cuộc sống rất công bằng, liệu cái giá phải trả ấy có đáng không?

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất