| Hotline: 0983.970.780

Tập trung kiểm tra nhóm nguy cơ cao

Thứ Hai 25/08/2014 , 10:16 (GMT+7)

Cuối tuần qua, tại TP.HCM, Cục Chăn nuôi đã tổ chức hội nghị triển khai kiểm tra chất lượng TĂCN tại 3 tỉnh, TP phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai và Vĩnh Long. 

Đây là 3 địa phương có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN.

Trang trại cũng dùng chất cấm

Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, Chi cục này đã 2 lần tổ chức đoàn kiểm tra việc sử dụng TĂCN ở các trang trại.

Ở lần kiểm tra đầu tiên, đoàn kiểm tra và lấy mẫu thức ăn ở 20 trang trại thì phát hiện 2 trang trại có sử dụng chất cấm.

Ở đợt kiểm tra sau, phát hiện 3 trang trại ở Trảng Bom và 1 trang trại ở Vĩnh Cửu có sử dụng chất cấm trong thức ăn cho heo. Điều này cho thấy việc sử dụng chất cấm không chỉ còn ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ như trước đây mà đã lan cả vào nhiều trang trại chăn nuôi lớn, quy mô công nghiệp.

Ông Lê Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Vĩnh Long, cho biết, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh này đã tiến hành 3 đợt kiểm tra TĂCN, lấy 14 mẫu đem xét nghiệm thì có 4 mẫu không đạt chất lượng.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, công tác kiểm tra chất lượng TĂCN ở các địa phương còn gặp nhiều hạn chế. Chẳng hạn, ở Đồng Nai có tới trên 500 điểm kinh doanh TĂCN, khiến cho việc kiểm tra các cơ sở này gặp nhiều khó khăn bởi hạn chế về nhân lực, kinh phí...

Việc chỉ xử phạt hành chính cũng đang được cho là không đủ sức răn đe, nhất là với những nông hộ, trang trại cố tình trộn chất cấm vào TĂCN.

Ông Trần Văn Quang cho hay, dù mỗi trang trại vi phạm sử dụng chất cấm ở Đồng Nai đều đã bị phạt 15 triệu đồng vì hành vi sử dụng chất cấm, nhưng khi mà giá heo đang cao, mỗi con heo cho lợi nhuận tới cả triệu đồng, thì mức phạt như trên rõ ràng không đủ sức khiến cho trang trại phải chùn tay.

Trong khi đó, cơ quan chức năng không thể thường xuyên tổ chức đi kiểm tra, phát hiện vi phạm. Vì thế, việc xử phạt các trường hợp vi phạm phải làm sao để người chăn nuôi thấy sợ mà không dám làm bậy nữa.

Tình trạng cho kết quả rất trái ngược nhau giữa phòng thử nghiệm này với phòng thí nghiệm kia cũng gây khó khăn lớn cho cơ quan chức năng trong việc xử phạt cơ sở làm sai.

Ông Phan Minh Báu, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Nai, cho biết, trong năm qua, cơ quan chức năng tỉnh này khi lấy mẫu thức ăn của 1 cơ sở và gửi xét nghiệm ở 1 phòng thử nghiệm thì có kết quả dương tính với chất cấm.

Qua đó, cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt cơ sở kia. Thế nhưng, khi cơ sở đó đem mẫu thức ăn đi xét nghiệm ở một phòng thử nghiệm khác thì lại có kết quả âm tính. Vì thế, cơ sở đó đã khiếu nại cơ quan chức năng của Đồng Nai ra tới Trung ương. 

Theo ông Báu, đành rằng giữa 2 phòng thử nghiệm có thể có những khác biệt về kết quả xét nghiệm. Nhưng khác biệt tới mức phòng này bảo rằng dương tính với chất cấm, phòng kia lại nói âm tính, là không thể chấp nhận được.

Tập trung kiểm tra nhóm nguy cơ cao

Ông Chu Đình Khu, Trưởng phòng TĂCN (Cục Chăn nuôi), cho biết, trong đợt kiểm tra này, sẽ tập trung vào 3 nội dung: Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề chất lượng và an toàn của TĂCN; kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lượng và an toàn TĂCN; kiểm tra chất lượng và ATTP đối với nguyên liệu và TĂCN thành phẩm, trong đó tập trung kiểm tra nhiều hơn với nhóm TĂCN bổ sung; kiểm tra chất cấm trong mẫu thịt, gan và mẫu thức ăn lấy tại máng của các cơ sở chăn nuôi và nước tiểu lợn thịt ở giai đoạn vỗ béo.

Về kiểm tra chất lượng và ATTP đối với nguyên liệu và TĂCN thành phẩm, với thức ăn đậm đặc và hỗn hợp hoàn chỉnh, các chỉ tiêu kiểm tra gồm: ẩm độ; protein thô; lysine tổng số; cát sạn và aflatoxin. Thức ăn bổ sung kiểm tra các chỉ tiêu: ẩm độ;

Chỉ tiêu chính thể hiện bản chất và công dụng của sản phẩm công bố hoặc ghi trên nhãn sản phẩm; chất cấm (chủ yếu là salbutamol, kháng sinh và một số mẫu về clenbuterol, ractopamine).

Nguyên liệu kiểm tra các chỉ tiêu: ẩm độ; các chỉ số biểu thị chất lượng và an toàn tùy theo tính chất của từng loại nguyên liệu. Về kiểm tra chất cấm, sẽ tập trung kiểm tra nhiều đối với nhóm chăn nuôi có nguy cơ cao là các cơ sở chăn nuôi tự phối trộn TĂCN hoặc nuôi bằng các nguồn thức ăn tận dụng của các bếp ăn tập thể, nhà hàng, KCN...

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, các địa phương cần phân ra từng loại thức ăn, từng nhóm đối tượng có nguy cơ cao để tập trung kiểm tra. Về vấn đề liên quan đến các phòng thử nghiệm, ông Dương cho biết sắp tới Cục Chăn nuôi sẽ họp lại với tất cả các phòng thử nghiệm đã được chỉ định bởi Bộ NN-PTNT, nhằm tìm ra phòng thử nghiệm đủ khả năng làm tham chiếu (trọng tài) cho 1 loại chỉ tiêu nào đó. Và giám đốc các phòng thử nghiệm sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm mẫu TĂCN mà phòng đó công bố.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm