| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Tập trung mọi nguồn lực để giảm nghèo vùng Tây Bắc

Thứ Sáu 07/03/2014 , 12:28 (GMT+7)

Việc trước mắt cần làm là rà soát toàn diện các chính sách về giảm nghèo trên cơ sở hệ thống hóa các chính sách, tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong thiết kế chính sách

Ngày 6/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã có buổi làm việc với một số bộ, ngành Trung ương để nhìn nhận thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo và tháo gỡ những bất cập đang tồn tại trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người dân vùng Tây Bắc.

Dân nghèo, cán bộ kém năng lực

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm, Tây Bắc hiện có hơn 30 dân tộc sinh sống, có vị trí đặc biệt quan trọng về KT-XH, an ninh và quốc phòng. Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh trong vùng có xuất phát điểm thấp, kinh tế chậm phát triển so với các vùng khác trong cả nước, chất lượng nguồn nhân lực thấp, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa đồng bộ với quy hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực.

Cơ cấu lao động của vùng còn lạc hậu, lao động có việc làm vẫn tập trung phần lớn ở ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 70%). Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng đang dẫn đầu cả nước, trong đó một số huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% như Mù Cang Chải, Trạm Tấu (Yên Bái); Nậm Pò, Mường Nhé, Mường Ẳng (Điện Biên)...

Bên cạnh đó, Tây Bắc cũng đang “gồng mình” bởi tỷ lệ nhiễm HIV cao gấp 2 lần so với tỷ lệ chung của toàn quốc. Tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu…

Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Công an thì, dòng người Việt sang Trung Quốc lao động bất hợp pháp ngày càng gia tăng, khó kiểm soát vì phần lớn đi theo con đường tiểu ngạch hay thông qua các tổ chức tự phát là người Việt Nam. Từ năm 2012 đến 5 tháng đầu năm 2013, có hơn 50.000 lao động Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.

Thậm chí sát vùng biên giới còn có nhiều Cty Trung Quốc có chức năng môi giới, tuyển chọn và cung cấp lao động Việt cho Cty và cá nhân người Trung Quốc có nhu cầu. Lao động sang làm việc theo nhiều hình thức như sáng đi tối về, định kỳ (tuần, tháng, năm), theo vụ mùa hay định cư vĩnh viễn. Trong đó, người lao động tận dụng thời gian nông nhàn sang làm việc khoảng 1 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất.

Không chỉ dân nghèo đói, trình độ kém mà chính cán bộ làm công tác giảm nghèo cũng hạn chế. Hầu hết đều kiêm nhiệm, không có phụ cấp công việc. Một số chính sách giảm nghèo chồng chèo, trùng lắp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng bổ sung: Nguyên nhân nghèo đói vùng này còn xuất phát từ việc thiếu ý chí vươn lên. Những lần ông đi khảo sát mới thấy rõ, nghèo thế nhưng nhiều nơi dân không tự trồng rau để ăn, không có gạo nấu cơm nhưng lại có để nấu rượu. Ngoài ra, phương thức tự cung tự cấp hằn sâu vào mỗi người dân nơi đây nên chẳng biết bao giờ mới thoát nghèo.

Tập trung xóa đói, giảm nghèo

Để giảm tỷ lệ nghèo đói nơi đây, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng kiến nghị, các bộ, ngành có liên quan cần nhanh chóng tiến hành rà soát lại quy hoạch vùng để đánh giá mức độ tiềm năng rồi tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng cách đưa công nghệ khoa học vào.

Bên cạnh đó, cần dựa vào lực lượng biên phòng để hướng dẫn trực tiếp cho người dân nơi đây bởi họ chính là đối tượng gần dân nên hiểu dân đang yếu - thiếu gì mà bổ sung, hỗ trợ. Theo ông Thắng, cần có chính sách tuyên truyền sâu rộng để tạo động lực khuyến khích người dân chủ động đi học và kiếm thu nhập từ nghề thì mới bền. Bên cạnh đó cần điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung nhiều đến chất lượng, trong đó không thể thiếu sự lồng ghép của khoa học kỹ thuật.

Trưởng Ban Chỉ đạo vùng Tây Bắc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý kiến của một số bộ, ngành đã cùng cố gắng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại vùng Tây Bắc (giảm trên 3% số hộ nghèo trong khu vực, gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước). Công tác dạy nghề mở rộng, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, công tác phòng chống tệ nạn xã hội được quan tâm hơn, nhất là công tác cai nghiện, mô hình cai nghiện, quản lý hồ sơ người nghiện.

Sau khi chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo vùng Tây Bắc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tất cả phải tập trung mọi nguồn lực để xóa đói giảm nghèo vùng đất này.

Song, trước mắt cần rà soát toàn diện các chính sách về giảm nghèo trên cơ sở hệ thống hóa các chính sách, tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong thiết kế chính sách. Đồng thời đẩy nhanh hơn nữa tốc độ giảm nghèo, hỗ trợ các đối tượng nghèo, cận nghèo vươn lên, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo. Từng tỉnh, huyện, xã cần tập trung rà soát để tìm ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan vì sao địa phương mình còn nghèo để đề xuất các giải pháp phù hợp .

Các bộ, ngành cần tổ chức thực hiện đồng bộ, đảm bảo tiến độ, mục tiêu Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020; phát triển đa dạng các hình thức dạy nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của dân cư trong vùng, tránh dạy nghề theo phong trào, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường thanh, kiểm tra các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động.

Các Bộ, ngành tập trung xử lý các vấn đề bức xúc như mua bán người, xâm hại trẻ em, phòng chống ma túy, duy trì mô hình cai nghiện có hiệu quả, quan tâm giải quyết việc làm cho người sau cai; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội trên vùng Tây Bắc, (Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm