| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Các NM chế biến nông sản sắp bị dồn đến chân tường

Thứ Ba 19/07/2011 , 08:53 (GMT+7)

Việc hình thành vùng nguyên liệu phục vụ "đại dự án" sản xuất Ethanol sẽ đe dọa sự tồn vong của hàng loạt DN chế biến nông sản trên địa bàn.

Lâu nay, tỉnh Thanh Hóa chấp thuận rất nhiều dự án (DA) để lấy đất trồng cây, như DA nhà máy dứa Như Thanh, DA chè cà phê, DA cao su, DA nhà mấy giấy Châu Lộc… tất cả các DA đó đều được thuyết trình là khả thi, hiệu quả. Song rất nhiều dự án sau đó đã đổ bể.

Và mới đây, một chủ trương đang khiến nhiều người lo ngại, đó chính là việc hình thành vùng nguyên liệu phục vụ "đại dự án" sản xuất Ethanol sẽ đe dọa sự tồn vong của hàng loạt DN chế biến nông sản trên địa bàn.

Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) có đề nghị tỉnh Thanh Hóa cho phép PVN quy hoạch toàn bộ diện tích trồng sắn hiện có của tỉnh Thanh Hóa thành vùng nguyên liệu sắn cung cấp cho các Nhà máy sản xuất Ethanol của PVN. Vấn đề này, dư luận cho rằng, tỉnh Thanh Hóa và các ngành, các địa phương cần phải hết sức cân nhắc. Bởi nếu không, hậu quả sẽ rất khó lường, trong đó đáng kể nhất là việc tranh chấp, chồng chéo vùng nguyên liệu.

Trong công văn 4358 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam gửi đến Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 19/5/2011 có cho biết: PVN đang triển khai xây dựng 3 NM sản xuất cồn nhiên liệu từ sắn lát khô tại các tỉnh Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước với tổng công suất 300.000 m3/năm. Dự kiến các NM tại Phú Thọ và Quảng Ngãi sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2011, NM tại Bình Phước sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2012. Khi đi vào vận hành ổn định, hàng năm các NM sẽ tiêu thụ khoảng 750 ngàn tấn sắn lát (tương đương 1,8 triệu tấn sắn tươi).

Ngay sau khi nhận được công văn này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành liên quan căn cứ quy định của pháp luật và văn bản chỉ đạo của tỉnh, có ý kiến đề xuất, báo cáo UBND tỉnh.

Ông Nguyễn Xuân Sang- PGĐ Sở NN - PTNT Thanh Hóa cho biết: Trên địa bàn miền núi tồn tại 2 NM sắn được tỉnh cấp phép hoạt động đã gần chục năm. Lâu nay, tỉnh và ngành vẫn nhất quán quan điểm là không mở rộng diện tích trồng sắn nữa. Điều đó còn được thể hiện rõ trong QĐ 1190 ngày 23/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Cho nên, diện tích sắn sẽ giữ ổn định từ 7.000ha năm 2010 giảm còn khoảng 5.800ha vào năm 2015.

Bên cạnh đó vẫn phải tồn tại hai vùng nguyên liệu cung cấp cho 2 NM chế biến tinh bột sắn Như Xuân và Bá Thước bởi hiện tại cả 2 NM đang hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động vùng nông thôn miền núi khó khăn.

Tuy nhiên khi nhắc đến công văn của PVN và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh thì ông Sang đưa ra quan điểm: “Việc sử dụng sắn làm nguyên liệu sản xuất Ethanol có thể coi như một bước ngoặt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Song việc xây dựng quy hoạch phải được thực hiện trên nguyên tắc: Không mở rộng diện tích trồng sắn, đảm bảo diện tích theo quy hoạch chung của tỉnh; đồng thời tăng cường kiểm soát, ngăn chặn phá rừng để trồng sắn hoặc trồng sắn trên diện tích đất đã được quy hoạch cho cây trồng khác”.

Điều này nhiều người cho rằng nếu không kiểm soát chặt chẽ, vô hình chung các văn bản sẽ đá nhau và các nhà hoạch định, quản lý tự đưa mình vào chỗ khó xử. Bởi theo QĐ 1190 của UBND tỉnh Thanh Hóa thì đến năm 2015 địa phương này sẽ có khoảng 28- 30 ngàn ha mía cho 3 NM đường; 18- 25 ngàn ha cho 2 NM cao su và 2 NM sắn cần khoảng 5.800ha.

Bằng kinh nghiệm thực tế, ông  Đoàn Ngọc Lân, GĐ Cty CP XNK rau quả Thanh Hóa  kiến nghị:

“Trong khi các NM sản xuất Ethanol của PVN chưa đi vào vận hành thì Thanh Hóa cũng chưa nên vội quyết định là đồng ý hay không việc chuyển quy hoạch quỹ đất cho PVN trồng sắn. Vấn đề là cần nhìn thấy hiệu quả cả trước mắt lẫn lâu dài có thực sự bền vững và hợp lý từ các NM hiện có của PVN rồi sau đó quyết định cũng chưa muộn. Bởi thực tế hiện nay, hiệu quả từ các NM sắn trên địa bàn đang mang lại nhiều giá trị lợi ích cho đời sống đồng bào dân tộc miền núi. Cái hay nhất ở đây là tính bền vững và phát triển ổn định. Nếu chúng ta chưa nhìn thấy được các lợi ích cụ thể thì không nên vội vàng làm xáo trộn tình hình”.

Câu hỏi đặt ra là nếu tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho PVN quy hoạch toàn bộ diện tích trồng sắn hiện có của tỉnh thành vùng nguyên liệu sắn cung cấp cho các NM của PVN thì điều gì sẽ xảy ra? Ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Vật tư tổng hợp Thanh Hóa và ông Đoàn Ngọc Lân, GĐ Cty CP XNK rau quả Thanh Hóa - những người gần như gắn bó cả cuộc đời mình với cây sắn đã bày tỏ lo ngại trước thông tin này. Ông Hạnh cho rằng: “Nếu xây dựng thêm một NM sản xuất Ethanol tại Thanh Hóa thì không những các NM sắn trên địa bàn mà tất cả các NM dọc miền Trung cho đến Ninh Bình, Hòa Bình sẽ phải đóng cửa”.

Đồng quan điểm với ông Hạnh, ông Lân phân tích bằng các cứ liệu: “Thứ nhất là, không chỉ có các NM sắn hiện có mà ngay cả các NM đường và NM cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ phải đóng cửa để nhường đất trồng sắn cung cấp nguyên liệu cho NM sản xuất Ethanol. Thứ hai là, toàn bộ quy hoạch năm 2007 của tỉnh cũng sẽ bị phá vỡ bởi NM sản xuất Ethanol chỉ với công suất 100.000 m3/năm đã cần khoảng trên 600.000 tấn củ sắn tươi. Trong khi diện tích trồng sắn ở Thanh Hóa năm 2010 khoảng 15 ngàn ha ở tất cả các huyện (chủ yếu là các huyện miền núi) và năng suất bình quân đạt khoảng 15 tấn/ha thì tổng sản lượng cũng chỉ đạt đến 225 ngàn tấn. Trữ lượng sắn này chỉ đủ cho 2 NM tinh bột sắn trong tỉnh hoạt động.

Với điều kiện thời tiết khí hậu của các tỉnh phía Bắc như tỉnh Thanh Hóa, cây sắn chỉ trồng được 1 vụ/năm. Như vậy, để xây dựng NM sản xuất Ethanol với công suất 100.000 m3/năm, tương ứng 600.000 tấn củ sắn tươi/năm thì tỉnh Thanh Hóa cần phải có diện tích sắn trồng thêm khoảng 35- 40 ngàn ha. Thật khó để có được một diện tích lớn như vậy. Nếu phải trồng thêm 35 đến 40 ngàn ha sắn thì đồng nghĩa phải bỏ cao su, bỏ mía mà nhường đất cho sắn”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm