| Hotline: 0983.970.780

“Tháo gông” cho làng nghề trăm tuổi

Thứ Hai 30/08/2010 , 10:43 (GMT+7)

Làng nghề truyền thống SX bột mì xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đã được tháo niêm phong khi có 39/192 cơ sở sản xuất được hoạt động trở lại.

Do xả nước thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, đầu năm 2010, tất cả 192 cơ sở của làng nghề truyền thống SX bột mì đã tồn tại hàng trăm năm tại xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đã bị chính quyền địa phương niêm phong, cấm hoạt động.

Ông Nguyễn Tỉnh- Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Hảo nói gọn 1 câu để diễn tả sự hưng thịnh của làng nghề bột mì của quê mình: “Xã Hoài Hảo có gần 3.500 hộ dân thì hơn 40% trong đó làm nghề SX bột mì. Tính đến nay thì nghề SX bột mì đã gắn bó mật thiết ít nhất là với 4 đời người dân Hoài Hảo”. Suy từ câu nói của ông Tỉnh, nghề SX bột mì đã có mặt ở đây hàng vài trăm năm rồi. “Chịu, chỉ biết đời ông truyền nghề cho đời cha, đời cha truyền cho đời con chứ chẳng biết ông tổ của nghề là ai, từ đâu tới, có từ khi nào”- một số người già nói.

Thuở ban sơ, tư liệu sản xuất của người làm bột mì ở Hoài Hảo chỉ là đôi tay. Củ mì tươi mang về nhà được gọt vỏ bằng những chiếc dao lò rèn. Gọt xong, củ mì được mài trên 1 cái bàn kê, sau đó đưa qua rổ chà rồi dùng tay quậy. Lớp bột lắng dưới đáy gọi là bột nhất, nước trên gọi là bột nhì. Bột làm ra chủ yếu để tráng bánh tráng (bánh đa). Chỉ tính riêng thôn Tân Thạnh 2 thôi đã có 100 lò SX bánh tráng mì. Bánh tráng mì Hoài Hảo nức tiếng một thời. Từ chỗ là sản phẩm làm nên bữa ăn nhanh tại ruộng cho những thợ cấy, thợ cày khi vào mùa rồi dần đi xa, có mặt khắp đất nước.

Từ khi Hoài Hảo có điện, phương pháp SX bột mì thủ công liền bị “tẩy chay”. Thay cho đôi tay là những máy xay, cối trục mài. “Nghề làm bột mì hiện đại ở Hoài Hảo rộ lên từ năm 1990, 40% dân số trong xã mua máy móc. Dây chuyền SX ngày càng quy mô hơn, từ máy 20 mã lực tăng dần lên 30- 40 mã lực”, ông Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Tỉnh cho biết thêm. Đến lúc này, 30 ha mì được trồng ở xã Hoài Hảo như “muối bỏ bể” so với nhu cầu, thế là hình thành 1 lực lượng “lái mì”. Thu mua hết mì tươi ở các huyện trong tỉnh, người ta rủ nhau ra Quảng Nam, Quảng Ngãi, vào Phú Yên, lên đến các tỉnh Tây Nguyên mua củ mì về cung cấp cho gần 200 cơ sở SX bột mì tại Hoài Hảo. Thời điểm đó, làng nghề bột mì Hoài Hảo mỗi năm ngốn đến hàng trăm ngàn tấn mì tươi.

Các cơ sở SX bột mì không ngừng được nâng cấp nhưng chủ nhân những cơ sở ấy không chịu nâng cấp ý thức về môi trường. Đó là mấu chốt dẫn đến việc gần 200 cơ sở SX bột mì ở Hoài Hảo bị "niêm phong" đầu năm nay. Thủ phạm chính là thứ nước chua được thải ra trong quá trình lắng lọc bột mì. Thứ nước này mới thải ra có mùi chua, tích tụ lâu ngày chuyển sang mùi thối nồng. Gần 200 cơ sở SX bột mì ở Hoài Hảo “góp” thứ mùi này vào môi trường khiến ai đi ngang qua cũng phải...bịt mũi. Nước thải thẩm thấu vào đất lâu ngày, mạch nước ngầm cũng bị ô nhiễm. 100% giếng nước ở thôn Tân Thạnh 2 bị ô nhiễm không còn dùng được. Vững chãi như cây dừa mà cũng bị nhiễm độc: khô lá, “vô sinh” không ra trái.

Tham quan cơ sở SX của ông Trần Tâm ở thôn Tấn Thạnh 2 vừa được “tháo gông”, chúng tôi được tận mắt chứng kiến 1 dây chuyền SX và hệ thống xử lý nước thải bài bản. Củ mì tươi được cho lên băng chuyền chạy vào cối trục mài, sau đó cả xác lẫn bột được đưa qua cối quậy, từ đây xác mì được thải ra hồ chứa riêng rộng 12m2, bột mì chảy ra hồ lắng 20m2 . Nước chua thải ra được chảy vào 3 hố gom có dung tích 5m3, chứa được nước thải của 10 tấn củ. Nước thải này chảy qua hồ xử lý rộng 33m2 có dung tích chứa 80m3 chảy liên tục 24/24 giờ.

Từ hồ xử lý, nước thải được hệ thống tự động bơm lên 1 thùng nhựa được đặt trên cao rồi chảy xuống bể axit, chảy qua ô trung hòa, qua bể kỵ khí, tiếp tục chảy qua ô hiếm khí rồi mới thải ra môi trường tự nhiên trong 1 hố gom cuối cùng. Hiệu quả trông thấy, đứng sát cạnh hệ thống xử lý nước thải của cơ sở ông Trần Tâm mà chúng tôi không hề ngửi thấy mùi hôi thối.

Bị “treo máy”, thất nghiệp dây chuyền. Chỉ 1 cơ sở SX nhỏ của ông Trần Tâm ở thôn Tân Thạnh 2, mỗi ngày làm 3,5 tấn mì tươi khi bị đình chỉ vợ chồng ông cũng mất đứt 400.000 đồng/ngày. 4 nhân công được ông Tâm thuê thường xuyên để hốt mì cho vào băng chuyền cũng thất nghiệp. Làng bột mì im tiếng máy, ngành chăn nuôi heo vốn sống dựa vào nghề chế biến mì cũng lao đao.

Bà Phạm Thị Mùi cho biết: “Hộ nào có máy SX bột mì cũng thường trực trong chuồng từ 20 con heo trở lên. Heo ăn bã hèm, xác mì nhanh lớn. Hộ không làm mì cũng đi mua những sản phẩm phụ này về phát triển chăn nuôi. Khi làng bột mì bị cấm hoạt động, người chăn nuôi ở Hoài Hảo phải mua xác mì của các thương lái mang từ Gia Lai về với giá “cắt cổ”. Nếu trước đây chỉ có 60.000đ/tấn xác mì nay tăng đến 300.000/tấn. Làng bột mì không còn thu nhập, chợ búa cũng ế theo, tiền đâu mà tiêu pha như trước”.

Không còn chuyện làm ăn, “nhàn cư vi bất thiện” cánh thanh niên sinh ra cờ bạc, rượu chè, gia đình nảy sinh xung đột. Một vùng quê từng yên bình bỗng nháo nhào cả lên.

Về phía chính quyền, không ai nỡ cam tâm đứng nhìn làng nghề chết lịm. Ông Nguyễn Tỉnh- Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Hảo nói: “Cách đây 3 năm, chúng tôi mời Sở KH- CN tỉnh về nghiên cứu tìm hướng xử lý nhưng bất thành. Tiếp đến, Trường Đại học Bách khoa TPHCM và Viện Môi trường TPHCM về khảo sát và đề ra hướng áp dụng công nghệ lọc sinh học kỵ khí kết hợp hố sinh học. Lần này thì hữu hiệu”. Về phía người sản xuất, sau khi bị “treo niêu”, họ bắt đầu ý thức việc xử lý nước thải chính là cứu cánh để nghề SX bột mì hồi sinh. Ngày 26/8 vừa qua, ngành chức năng huyện Hoài Nhơn có cuộc kiểm tra tổng quát làng nghề và đã mở niêm phong cho phép 39 cơ sở SX bột mì hoạt động trở lại. Đây là những cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đầu tiên.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm