| Hotline: 0983.970.780

Thông tin tiếp vụ "siêu lừa": Lừa tiền, lừa cả tình

Thứ Tư 02/11/2011 , 09:40 (GMT+7)

Sau khi NNVN đăng loạt bài: Xuất hiện “siêu lừa” ở TP.HCM, đã có thêm những nạn nhân mới của hai TGĐ “công ty ma” tiếp tục gặp chúng tôi để tố cáo hành vi lừa đảo.

Chiếc xe hơi do Phương mua từ tiền của các “cổ đông” công ty VGL đóng góp

Sau khi NNVN đăng loạt bài: Xuất hiện “siêu lừa” ở TP.HCM, đã có thêm những nạn nhân mới của hai TGĐ “công ty ma” tiếp tục gặp chúng tôi để tố cáo hành vi lừa đảo. Theo đó, vị TGĐ “công ty ma” không chỉ lập mưu lừa tiền tỉ mà còn giăng bẫy, lừa tình.

BIẾN CỔ ĐÔNG THÀNH…NGƯỜI TÌNH

Một trong những “cổ đông” của Cty Cổ phần Đầu tư Việt Gia Lê (Cty VGL), chị L (yêu cầu được giấu tên) đã uất ức kể lại “duyên phận” với ông TGĐ Lê Hoài Phương. Theo lời chị L, qua các mối quan hệ làm ăn, tình cờ chị đã gặp và quen biết với Phương. Lúc đó, L đang làm quản lý cho một công ty thiết kế thời trang ở TP.HCM. Còn Phương đang làm GĐ Cty TNHH Tin học Công nghệ cao, chuyên về các lĩnh vực công nghệ thông tin, vi tính hóa, có trụ sở thuê ở trung tâm thành phố (tiền thân của Cty VGL hiện nay).

Được biết, sau khi gia đình L xảy ra “sự cố”, một mình L gánh vác gia đình, nuôi con nhỏ chỉ với mức lương ít ỏi, nhiều người đã khuyên L bỏ lĩnh vực quản lý thời trang, nhảy ra ngoài làm “cò” bất động sản sẽ dễ kiếm tiền hơn. Thời gian này, L vẫn thỉnh thoảng gặp Phương và giữ mối quan hệ bạn bè làm ăn và chia sẻ với nhau về công việc. Một thời gian sau, do tính chất công việc nhiều, khách hàng đòi hỏi phải xuất hóa đơn, chứng từ nên L quyết định thành lập Cty TNHH Đầu tư xây dựng san lấp Lê Trần để tiện làm ăn.

Tuy nhiên sau đó, trong một lần gặp nhau, Phương “vận động” L hãy về cùng làm chung một công ty với anh ta cho khỏe, chứ bày vẽ ra công ty khác làm gì cho rắc rối. Đồng thời, Phương cũng chủ động gợi ý, nếu L đồng ý sẽ cùng phối hợp mở một công ty chung làm ăn và chuyển đổi từ công ty tin học cũ của Phương, lấy tên là Cty Cổ phần Đầu tư Việt Gia Lê.

Công ty gồm ba thành viên là Phương, Lý và kéo thêm Phong (em trai của Phương) vào cho hợp lệ thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Trước những “chiêu vẽ” về các phương thức đầu tư làm ăn phát triển trong tương lai của Phương, L đã gật đầu đồng ý. Để toàn tâm toàn ý với Phương tập trung vào bên Cty VGL, L còn quyết định tạm đóng cửa Cty Lê Trần của mình.

Năm 2008, Cty VGL chính thức được thành lập, chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, san lấp mặt bằng, đất đai…Lúc này, Phương giữ chức TGĐ công ty và “bổ nhiệm” L làm Phó TGĐ, còn Phong có tên trong danh sách cổ đông nhưng chẳng tham gia bất cứ việc gì. 

Theo L cho biết, khi công ty mới ra đời, mọi hoạt động hầu như chẳng có gì, vốn liếng không nhiều, hơn nữa trình độ chuyên môn của Phương không có, mối quan hệ cũng kém…Do vậy, thời gian đầu chỉ làm “cò" là chính. “Thời điểm đó, hầu hết mọi chi phí, ăn tiêu, đi lại…đều do em tự bỏ tiền túi ra bao, vì dù sao trong quá trình hoạt động ở Cty Lê Trần, em cũng còn dằn túi được ít vốn liếng dự trữ. Chứ còn với Phương thì chỉ có…“3 không”- không tiền, không chuyên môn, không mối quan hệ thì làm ăn được gì”.

Theo lời L, thời điểm đó cậy có bố vợ làm Chủ tịch công đoàn một ngân hàng phía Nam nên đi đâu Phương cũng tự xưng mình là cán bộ tín dụng của ngân hàng để xây dựng quan hệ làm ăn với các bạn hàng, đối tác. Trong quá trình họat động, do 2 người thường xuyên gần gũi nên đã “bén” nhau. Mối quan hệ giữa ông TGĐ với cổ đông L trở nên thân mật. 

Phương còn thường xuyên đưa L về gia đình giới thiệu và có một thời gian dài còn sắp xếp cho L ăn ở như con cái trong gia đình mình. Thậm chí, Phương còn đưa L đi sắm nhẫn đính hôn và chụp hình đám cưới (do tiền của L bỏ ra) và hai người xem nhau như vợ chồng, mặc dù lúc này Phương chưa hề bỏ vợ con.

 

LÔI KÉO THÊM “CỔ ĐÔNG” ĐỂ…QUỴT VỐN

Để chứng minh cho tố cáo của mình, L đã đưa ra rất nhiều tư liệu, chứng từ khi còn đang làm ở Cty VGL và hàng trăm tấm hình chụp trong suốt quá trình “sát cánh” với TGĐ Lê Hoài Phương. L tâm sự: “Thời điểm đó, Phương đi bất cứ đâu, liên hệ làm ăn công trình nào cũng đều có em. Phương giao hết toàn bộ chứng từ, sổ sách cho em quản lý, nhưng sau này, phần vì công ty làm ăn lụi bại, phần em phản đối Phương chuyện làm ăn bất chính, em đã bị Phương dần dần loại ra khỏi công ty”.

Do vay mượn rất nhiều người, khiến nợ nần chồng chất mà không ngóng đâu ra nguồn trả, Phương đã nghĩ ra đủ mọi kế, tìm cách vay chỗ nọ đập chỗ kia, cầm cố sổ đỏ đất đai của người này gán nợ cho người kia. Thậm chí, Phương còn cố tình mượn cả xe honda của “người tình” (trị giá gần 50 triệu) để âm thầm đi cầm cố trừ nợ, khiến đến nay L vẫn chưa lấy được xe về.

Khi bắt đầu hiểu ra những việc làm sai trái của Phương, L đã ra sức khuyên can nhưng không được. Cty VGL ngày càng thất bại, Phương trở thành con nợ lớn, phải chịu khoản tiền lãi cả trăm triệu/tháng và không có khả năng hoàn trả…

Lúc này, Phương bắt đầu đi tìm gặp làm quen với các “cổ đông” (trong số báo trước NNVN đã đề cập). Phương cùng với ông Phan Quang Nhựt đã lôi kéo các cổ đông như bà Loan, bà Lập đóng góp cổ phần vào Cty VGL rồi âm thầm rút ra trả nợ, tiêu xài. Do biết ngọn nguồn thua lỗ trong Cty VGL, cũng như những toan tính của Phương và ông Nhựt, L đã tìm cách khuyên can và báo cho bà Loan và bà Lập. Tuy nhiên, cả hai lúc đầu đều không tin và cứ cho rằng L bực tức, ghen tị trong mối quan hệ tình cảm với Phương nên mới tính…phá mọi người.

Trong suốt quá trình gặp và quen biết với ông Phan Quang Nhựt, “cổ đông” Trần Thị Triệu Lập cũng chỉ biết ông Nhựt vốn là bộ đội xuất ngũ và đang là GĐ Cty Nam Phú Thành (ở TP.HCM). Do nhiều năm quen biết và giữ mối quan hệ liên lạc với nhau qua điện thọai, cho đến khi Cty VGL thành lập, ông Nhựt mới bắt đầu lợi dụng mối quan hệ thân thiết, gợi ý lôi kéo bà Lập vào đóng cổ phần cùng làm ăn. Tin tưởng, bà Lập đã dồn vốn liếng để nộp vào VGL và rồi rơi vào tình cảnh tán gia bại sản như hiện nay.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm