| Hotline: 0983.970.780

Thủy điện nhỏ: Lợi nhỏ, hại lớn

Thứ Sáu 26/12/2014 , 14:26 (GMT+7)

Theo tính toán của Sở TN-MT Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh này, để có 1MW thì có 7,5ha rừng bị mất vì phải “đánh đổi” để sản xuất điện. Tuy mức bình quân này của Lâm Đồng có thấp hơn mức bình quân chung 10ha/MW của cả nước nhưng so với “chuẩn” 5ha/MW do Lâm Đồng đặt ra thì vẫn còn cao.

Về sự cố sập hầm đường ống dẫn nước tại thủy điện Đạ Dâng (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) khiến cho 12 công nhân mắc kẹt trong lòng đất 4 ngày 3 đêm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Sau khi nạn nhân vụ sập hầm được cứu thoát, Chính phủ đã chỉ đạo chưa cho phép thi công lại công trình; đồng thời, để ngăn ngừa sự cố tương tự, Bộ Xây dựng cần chỉ đạo và hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo an toàn khi thi công các hầm lò và các công trình ngầm.

Theo tính toán của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn tỉnh này, để có 1MW thì có 7,5ha rừng bị mất vì phải “đánh đổi” để sản xuất điện. Tuy mức bình quân này của Lâm Đồng có thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (cả nước là 10ha/MW) nhưng so với “chuẩn” do Lâm Đồng đặt ra thì vẫn còn cao vì Lâm Đồng đưa ra mức chỉ 5ha/MW.

Thực ra, vấn đề thủy điện vừa và nhỏ với “lợi nhỏ, hại lớn” như thủy điện Đạ Dâng vừa qua đã được đề cập nhiều trên các diễn đàn của nhiều cơ quan, nhiều địa phương trong cả nước trong thời gian qua.

Theo Sở Công thương Lâm Đồng, trong vài năm gần đây, tỉnh đã rà soát và loại ra khỏi quy hoạch 46 dự án thủy điện nhỏ và đang tiếp tục rà soát để đề nghị loại bỏ tiếp 6 dự án và điểm quy hoạch thủy điện nhỏ trong 91 dự án thủy điện nhỏ đã quy hoạch trước đây (giai đoạn 2004 - 2010) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Hiện Lâm Đồng có 8 dự án thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất hơn 100MW đang trong giai đoạn triển khai thi công, 5 dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chưa triển khai thi công và 12 dự án đã thi công xong và đưa nhà máy vào phát điện với tổng công suất 276MW.

Đáng lưu ý, toàn bộ những dự án thủy điện này của Lâm Đồng đều là những dự án nằm trong quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2004 - 2010, hầu như không có dự án phát sinh mới sau 2010.

Điều đó chứng tỏ có không ít dự án bị “treo” từ nhiều năm qua với rất nhiều lý do; trong đó, theo Sở Công thương Lâm Đồng, một trong những lý do khiến các dự án này bị “treo” là do tình trạng “sang tên đổi chủ” diễn ra khá phổ biến, mà Đạ Dâng là một “điển hình".


Việc trồng rừng thay thế ở Lâm Đồng diễn ra khá chậm chạp.

Bên cạnh đó là các nguyên nhân về thay đổi thiết kế, công tác giải phóng mặt bằng chậm, giá cả đền bù không hợp lý...

Ở Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung, trong những năm qua, việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định diễn ra khá chậm chạp. Theo kế hoạch, năm 2014, Lâm Đồng có 9 đơn vị chủ đầu tư dự án thủy điện phải trồng 430ha rừng thay thế nhưng đến cuối năm chỉ mới triển khai trồng được 138ha.

Ngoài sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng vừa qua, trong những năm gần đây, trên địa bàn Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung cũng đã xảy ra không ít sự cố đáng tiếc ở những công trình thủy điện vừa và nhỏ.

Trong những sự cố này, đáng kể là vụ nổ đường ống thủy điện Đạm Bol ở xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) hồi cuối tháng 6/2011 khiến 5 người thương vong (trong đó có 1 người bị chết do bùn nước và đất đá đè chết ngạt).

Cuối tháng 11/2012, sự cố đáng tiếc cũng đã xảy ra đối với công trình thủy điện Đăk Mek thuộc xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) mà sau đó theo kết luận của UBND tỉnh Kon Tum thì nguyên nhân là do thi công đập sai với thiết kế.

Theo quy hoạch, vùng Tây Nguyên có đến gần 300 dự án thủy điện với tổng công suất 7.000MW đã được phê duyệt; trong đó, tính đến nay đã có gần 100 dự án được đưa vào vận hành và cùng đó là khoảng trên 50 dự án đang trong giai đoạn xây dựng.

Trước thực trạng đó, việc rà soát lại toàn bộ quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ đã trở nên cấp bách để có biện pháp sàng lọc những công trình không mang lại lợi ích thiết thực, có nguy cơ mất an toàn...

Xem thêm
Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.