Đại diện các cơ quan chính phủ, chuyên gia tài chính và các đối tác phát triển thảo luận về các cơ hội mới cho việc ban hành trái phiếu xanh. Ảnh: Hoàng Vũ/NLD.
Huy động vốn cho các dự án có lợi cho môi trường
Trong hành trình chuyển đổi nông nghiệp sang hướng phát thải thấp, thích ứng với khí hậu, thách thức đặt ra là làm thế nào để huy động được nguồn tài chính đủ lớn và bền vững để hỗ trợ các sáng kiến mang tính chuyển đổi sâu rộng, đặc biệt là đối với hàng triệu nông hộ nhỏ và doanh nghiệp nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Một trong những giải pháp được thảo luận là phát hành trái phiếu xanh để huy động vốn cho các dự án có lợi cho môi trường.
Đây là công cụ tài chính từng được áp dụng tại nhiều nước như Thái Lan, Indonesia và các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm cơ cấu số tiền thu được từ trái phiếu để có thể mang lại cả tác động khí hậu và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trái phiếu xanh không đơn thuần là bài toán kỹ thuật về thiết kế hay phát hành. Mấu chốt nằm ở việc xây dựng một lộ trình huy động tài chính có thể tiếp cận được những người sản xuất nhỏ - vốn chiếm phần lớn trong cấu trúc nông nghiệp Việt Nam.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát biểu tại Hội thảo “Trái phiếu xanh thúc đẩy khung khổ tài chính cho nông nghiệp bền vững tại Việt Nam”.
"Những nỗ lực của chúng tôi trong việc chuyển đổi sang các hoạt động nông nghiệp bền vững, thích ứng với khí hậu và phát thải thấp quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng để đạt được tầm nhìn này đòi hỏi sự đổi mới không chỉ trong thực tiễn canh tác mà còn trong việc huy động tài chính trên quy mô lớn, đặc biệt để hỗ trợ nông hộ nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp", TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhận định.
Hỗ trợ mở rộng canh tác thông minh với khí hậu
Bài học từ quốc tế cho thấy trái phiếu xanh là một lĩnh vực tiềm năng mà ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam có thể khai thác. Các chương trình trái phiếu bền vững nếu được thiết kế phù hợp với bối cảnh quốc gia có thể giúp mở rộng quy mô canh tác thông minh với khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật và bảo đảm sinh kế cho người dân nông thôn. Nhưng thành công phụ thuộc vào khả năng điều phối hiệu quả giữa chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp và người nông dân - một cấu trúc hợp tác mà Việt Nam vẫn đang tìm cách hoàn thiện.
"Khai thông các cơ hội tài chính cho nông hộ nhỏ để có thể áp dụng các công nghệ và cách tiếp cận mới, mang lại lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp là ưu tiên chung của FAO và Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Hợp tác với các đối tác như Agribank và Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu để tìm kiếm tiềm năng thực hiện các giải pháp sáng tạo như trái phiếu xanh cho an ninh lương thực ở Việt Nam rất cần thiết để đạt được mục tiêu này", ông Beau Damen, Cán bộ Biến đổi khí hậu và Tài chính Khí hậu của FAO, khẳng định.
Các chuyên gia đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo khung Trái phiếu xanh cho nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Ngày 25/3, Hội thảo “Trái phiếu xanh thúc đẩy khung khổ tài chính cho nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức, với sự hỗ trợ và phối hợp của Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam (MAE), tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (CBI) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Hội thảo kỹ thuật đã định hình các cấu phần cốt lõi của dự thảo khung Trái phiếu xanh cho nông nghiệp bền vững ở Việt Nam - trong đó có việc xác định phương thức sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu xanh để hỗ trợ nông hộ nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xác định các khoản đầu tư đủ điều kiện và phù hợp với các ưu tiên trong chính sách khí hậu và nông nghiệp của Việt Nam.
Sơn La Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu lựa chọn phát triển những lĩnh vực nông nghiệp, môi trường trọng tâm, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Sáng 24/3, đoàn kiểm tra liên ngành của Nghệ An bắt đầu ra quân tuần tra, kiểm tra và giám sát đối với tàu thuyền đang có hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo việc xây dựng chính sách về giảm phát thải, bảo vệ tầng ozone phải linh hoạt, từ quy định chặt chẽ nhất đến thông thoáng nhất.
Sau hơn nửa năm Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư, 24 tấn sầu riêng đông lạnh của Công ty Cổ phần nông sản Nam Đô được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bộ trưởng Thủy lợi Trung Quốc và Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam nhất trí phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt quản lý, điều tiết nước sông Mê Kông - Lan Thương.
Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc đề xuất 3 lĩnh vực hợp tác trong khoa học thủy lợi Việt-Trung: động lực học sông - biển, công nghệ viễn thám và an toàn hồ đập.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Singapore tạo điều kiện đưa hàng nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam vào hệ thống phân phối của Singapore.