| Hotline: 0983.970.780

Tiến Nông tiến bước cùng nông dân

Thứ Tư 06/05/2015 , 09:57 (GMT+7)

Không chỉ là doanh nghiệp (DN) đi đầu phong trào SX, kinh doanh ở Thanh Hóa, hơn 4 năm qua Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông còn là đơn vị điển hình hưởng ứng mạnh mẽ phong trào “Chung sức xây dựng NTM”...

Thanh Hóa là địa phương có đến gần 80% dân số sinh sống dựa vào SXNN nên công cuộc xây dựng NTM không phải ngày một ngày hai có thể hoàn thành được. Đặc biệt, khi đời sống của người dân đang còn hạn chế, việc huy động nguồn lực sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí địa phương nào nóng vội có thể dẫn đến ép buộc người dân đóng góp. Vì vậy, giải pháp tối ưu nhất để hoàn thành Chương trình đúng tiến độ mà không huy động sức dân quá nặng là kêu gọi đầu tư từ DN.

Nói thì dễ nhưng để ông chủ DN nào đó đầu tư vào lĩnh vực lắm rủi ro như nông nghiệp không phải là chuyện đơn giản. Lâu nay ở xứ Thanh khi nhắc đến DN nông nghiệp ai ai cũng thán phục mức độ “bạo chi” của Cty Tiến Nông cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhưng về con số cụ thể thì chẳng ai biết, thậm chí lãnh đạo Cty cũng không thống kê nổi bởi những hỗ trợ của Cty vừa có cả định hình và định lượng.

Ông Nguyễn Hồng Phong, TGĐ Cty chia sẻ: "Chúng tôi đã đầu tư vào nông nghiệp hàng chục năm nay, nhưng mạnh mẽ nhất là 5 năm trở lại đây, khi mà cả tỉnh tập trung quyết liệt thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tiến Nông không chỉ hỗ trợ bà con phát triển SX mà còn trích từ lợi nhuận kinh doanh hàng trăm triệu đồng hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho chính quyền, người dân các xã đạt chuẩn NTM”.

Theo đó, hơn 4 năm qua Cty Tiến Nông phối hợp với các địa phương trên địa bàn tỉnh đưa cơ giới hóa đồng bộ vào SX lúa. Mô hình đầu tiên được xây dựng vào năm 2012 tại 4 huyện Triệu Sơn; Thọ Xuân; Hoằng Hóa và Yên Định.

Ông Nguyễn Hồng Phong cho biết: “Mục tiêu chúng tôi xây dựng mô hình nhằm giảm giá SX lúa thương phẩm xuống dưới 3.000 đ/kg (nếu bán 5.000 - 6.000 đ/kg thì nông dân còn lãi 2.000 - 3.000 đ/kg). Các biện pháp Cty thực hiện trong quá trình SX đồng bộ từ làm đất đến thu hoạch; sử dụng phân bón công nghệ cao, đồng bộ (tiết kiệm 20% chi phí so với bón phân thông thường) và quản lý dịch hại tổng hợp...”.

Cũng theo ông Phong, vì là giải pháp kỹ thuật mới nên việc tiếp cận của người dân thời điểm ấy rất hạn chế, nhiều lần thấy máy cấy xuống mạ non, nhỏ, thưa, bà con lội xuống dặm cho dầy thêm. Thậm chí một số nông dân còn phản đối bằng cách nhổ hết cả mảnh ruộng để cấy lại.

“Chúng tôi cũng chỉ biết vận động, tuyên truyền và chứng minh bằng năng suất, chất lượng lúa sau cuối mùa vụ. Rồi một, hai, ba vụ thành công, cứ như vậy người dân thấy được hiệu quả đã tự tìm đến Cty đề nghị phối hợp đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng gia đình mình”, ông Phong nhấn mạnh.

Được biết, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 10.000 ha diện tích áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến thu hoạch trong SX lúa, là địa phương dẫn đầu miền Bắc về cơ giới hóa đồng bộ.

Song song với công cuộc đưa cơ giới hóa vào SX lúa, Cty Tiến Nông còn hỗ trợ nông dân trả chậm phân bón; máy nông nghiệp; chuyển giao kỹ thuật SX mạ khay, máy cấy… Bình quân mỗi năm tổng lượng phân bón hỗ trợ trả chậm ước trên 1 vạn tấn, tương đương khoảng 150 tỷ đồng. Triển khai chương trình tập huấn kỹ thuật bón phân phù hợp nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả SX; đồng thời, tặng phân bón cho hộ nông dân nghèo.

09-02-16_02
Cty tặng phân bón cho hộ nông dân nghèo

“Năm 2008, Cty Tiến Nông là DN đầu tiên đưa máy gặt đập liên hợp về Thanh Hóa. Thời điểm này đồng đất chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ, sâu trũng, độ rơi vãi cao nên Cty phải cải tiến, chọn những dòng máy lớn của Nhật đưa vào sử dụng, kết hợp dồn điền đổi thửa, từng bước nâng tổng lượng máy gặt đập liên hợp trên địa bàn tỉnh đến nay lên hơn 800 chiếc (trong đó Tiến Nông cung ứng 30% số máy)”, ông Nguyễn Hồng Phong.

“Đầu tháng 3/2015 chúng tôi đã trao 400 suất quà với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng cho nông dân là hộ nghèo trên địa bàn 20 xã thuộc 4 huyện Quảng Xương; Hoằng Hóa; Thiệu Hóa và Đông Sơn. Đây là hoạt động thường niên của Cty nhằm tri ân những nông dân dù đang còn khó khăn nhưng vẫn luôn đồng hành với Tiến Nông, phát triển kinh tế trên mảnh đất của mình”, ông Phong nói.

Hiện Cty đang hướng đến việc kết hợp với các địa phương có tiềm năng như Yên Định, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Hoằng Hóa để xây dựng 10.000 ha vùng nguyên liệu lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Đồng thời, ký chương trình phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ nông dân sử dụng phân bón đúng, đảm bảo chất lượng.

Đánh giá về những đóng góp của Cty Tiến Nông, ông Trần Đức Năng, Phó Chánh văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa nói: “Cty là DN nông nghiệp kinh doanh đa ngành nghề nên những đóng góp của họ luôn gắn liền với chương trình xây dựng NTM. Hơn 4 năm nay Tiến Nông luôn là đơn vị điển hình, đi đầu hỗ trợ nông dân phát triển SX, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết bài toán việc làm cho lao động nông thôn, giúp các hộ dân thoát nghèo”.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm