| Hotline: 0983.970.780

Uy hiếp kiểm lâm bằng hung khí

Thứ Ba 12/04/2011 , 07:56 (GMT+7)

Anh Phan Văn Ngôn, Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP II vẫn chưa hết bàng hoàng cho biết: Từ trước đến nay, mỗi khi lâm tặc vào rừng phòng hộ chặt phá rừng nếu bị phát hiện thì hầu hết chúng đều “bỏ của chạy lấy người”... Thế mà lần này chúng hung hãn và trắng trợn một cách khủng khiếp.

Máy kéo của Tổng đội TNXP bị lâm tặc đập phá
Dư luận còn chưa hết bàng hoàng vụ hơn 120 lâm tặc "xử" 3 bảo vệ rừng ở Đăk Lăk mới đây, thì tại Nghệ An, lại vừa có một vụ trên 100 người bao vây tấn công lực lượng kiểm lâm cực kỳ trắng trợn...

Vào lúc 12 giờ ngày 10/4/2011, cán bộ và đội viên Tổng đội TNXP II Nghệ An (đóng tại xã Thanh Đức, Thanh Chương) phát hiện khoảng 20 tên lâm tặc đang cánh bè để vận chuyển 42 khúc gỗ sến, táu (khoảng trên 10 m3) được đưa từ trong khu vực rừng phòng hộ do Tổng đội quản lý ra sông Con để đưa về xuôi. Đội bảo vệ rừng của Tổng đội TNXP II liền điện thoại báo cáo với Hạt Kiểm lâm Thanh Chương và lực lượng kiểm lâm cơ động tỉnh lên phối hợp với Tổng đội TNXP để bắt giữ. Đến khoảng 15 giờ chiều, thì các lực lượng phối hợp mới áp đảo được bọn lâm tặc, đưa được toàn bộ số gỗ và bè nứa của chúng về khu vực cầu tràn liên hợp sông Giăng.

Dường như đã được bố trí và chuẩn bị từ trước, ngay lập tức có trên 100 người, từ thanh niên, phụ nữ đến trẻ con mang theo dao, kiếm và các loại hung khí ào ào kéo đến địa điểm tập kết gỗ để giải vây cho nhóm lâm tặc và ngăn cản không cho bốc gỗ lên bờ. Và những trận mưa đá của chúng đã thi nhau đổ xuống đầu lực lượng kiểm lâm và đội viên TNXP. Lợi dụng số đông, bọn lâm tặc đã dồn kiểm lâm và đội viên về một phía và dùng "hàng rào người" bao vây các lực lượng chức năng. Sau khi bao vây được lực lượng kiểm lâm và đội viên TNXP vào một góc, bọn lâm tặc hè nhau kéo gỗ trở lại bến sông để tẩu tán. Chờ cho đến khi trời tối, một số kẻ quá khích còn hung hăng dùng đá đập vỡ kính, toàn bộ đèn chiếu sáng của máy kéo, giật đứt hệ thống dây điện, thậm chí dùng dao nhọn cắt lốp máy kéo để vô hiệu hoá lực lượng kiểm lâm...

Anh Phan Văn Ngôn, Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP II vẫn chưa hết bàng hoàng cho biết: Từ trước đến nay, mỗi khi lâm tặc vào rừng phòng hộ chặt phá rừng nếu bị phát hiện thì hầu hết chúng đều “bỏ của chạy lấy người” để không bị áp dụng thêm mức xử phạt hành chính. Thế mà lần này chúng hung hãn và trắng trợn một cách khủng khiếp. Bản thân tôi và anh em đội viên của Tổng đội, bị chúng bao vây từ 15 giờ chiều ngày 10/4 đến 3 giờ sáng ngày 11/4/2011, mới được thả ra. Tối hôm đó chúng kéo vào giật đổ lán gác rừng của chúng tôi rồi phóng hỏa đốt. Do bị chúng bao vây nên toàn bộ số gỗ nói trên đã bị chúng tẩu tán.

Sáng qua, khi PV Báo NNVN có mặt tại hiện trường, thì các lực lượng chức năng của huyện Thanh Chương đang khẩn trương vào cuộc để truy bắt bọn lâm tặc cùng với số gỗ lậu nói trên. Ông Phan Đình Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương đã đích thân vào tận hiện trường để trực tiếp chỉ huy các lực lượng chức năng.

“Đây là lần đầu tiên lâm tặc công khai và trắng trợn chống lại lực lượng kiểm lâm và bộ phận quản lý BVR của Tổng đội TNXP II nên lãnh đạo huyện rất quan tâm và kiên quyết xử lý nghiêm để làm gương. Tuy số gỗ không lớn, nhưng nếu vụ việc này bị bỏ qua thì sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho thời gian tới. Lãnh đạo huyện Thanh Chương đang chỉ đạo các cơ quan pháp luật của huyện vào cuộc một cách quyết liệt để lập lại kỷ cương trên địa bàn...” - ông Trần Đình Hà cho biết.

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm