| Hotline: 0983.970.780

Đóng cửa rừng tự nhiên cần lộ trình

Thứ Hai 12/11/2012 , 09:40 (GMT+7)

Nếu phương án đóng cửa được thực hiện ngay thì đồng nghĩa với việc giải thể các công ty lâm nghiệp hiện đang khai thác gỗ rừng tự nhiên.

LTS: Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, nhiều đại biểu đã đề nghị Chính phủ đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc.

Hiện vẫn chưa có quyết định cụ thể, còn nhiều ý kiến trái chiều. NNVN xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Con Cuông (Nghệ An), một trong những đơn vị quản lý và bảo vệ diện tích rừng tự nhiên khá lớn.

Tổng diện tích rừng tự nhiên cả nước khoảng gần 10,3 triệu ha, tổng trữ lượng gỗ là 862 triệu m3. Trong đó, có 4,3 triệu ha rừng tự nhiên sản xuất với trữ lượng 350 triệu m3 gỗ, nhưng diện tích rừng giàu, có trữ lượng gỗ cao trên 250m3/ha chỉ chiếm khoảng 5%, trong khi rừng nghèo, rừng non phục hồi và rừng hỗn giao chiếm tới 80%.

Giai đoạn trước đây, do công tác quản lý lỏng lẻo, hàng loạt các liên hiệp và các lâm trường quốc doanh ra đời, rừng tự nhiên bị khai thác lớn. Sản lượng khai thác bình quân lên đến 1 triệu m3/năm. Từ năm 2000, công tác quản lý khai thác gỗ được siết chặt, phân cấp cụ thể và giảm mạnh số lượng chủ rừng, nên lượng gỗ khai thác chỉ từ 200.000-300.000 m3/năm. Năm 2012, sản lượng này chỉ đạt khoảng 110.000 m3.


Rừng tự nhiên do Cty TNHH MTV Con Cuông quản lý phát huy tác dụng tốt

Trước thực trạng đáng báo động đối với diện tích rừng tự nhiên, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã thực hiện một loạt các chỉ đạo cần thiết nhằm chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và PTNT khẩn trương xây dựng một Đề án riêng đưa ra những phương án phù hợp về khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2013-2020.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 tổ chức mới đây, nhiều đại biểu đã đề ra ý kiến đề nghị Chính phủ đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc. Nếu phương án này được thực hiện ngay thì đồng nghĩa với việc giải thể các công ty lâm nghiệp hiện đang khai thác gỗ rừng tự nhiên.

Với tư cách là người đứng đầu Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Con Cuông, một đơn vị đang quản lý và bảo vệ 7.500 ha rừng tự nhiên tôi xin có mấy ý kiến như sau:

- Thứ nhất, hiện nay việc bảo vệ rừng tự nhiên là một nhiệm vụ cam go, nóng bỏng. Các công ty lâm nghệp phải bỏ ra một nguồn kinh phí rất lớn để trả lương cho lực lượng bảo vệ, nguồn kinh phí này được lấy từ lợi nhuận thông qua khai thác gỗ rừng tự nhiên. Hàng năm nhà nước chỉ hỗ trợ tiền quản lý bảo vệ rừng phòng hộ với mức 200.000 đ/ha, nhưng thực tế nguồn ngân sách này không đủ mà chỉ đảm bảo 50-70%.

Còn rừng tự nhiên và rừng sản xuất thì chủ rừng phải tự tìm nguồn để bảo vệ, không có nguồn nào khác ngoài việc khai thác gỗ rừng tự nhiên theo kế hoạch được nhà nước giao hàng năm. Vì vậy nếu đóng cửa rừng tự nhiên lúc này, các Cty lâm nghiệp sẽ không có tiền bảo vệ thì rừng tự nhiên bị mất là chắc chắn, công sức từ bao nhiêu năm nay của các công ty lâm nghiệp lại uổng phí vậy sao? Hệ lụy từ việc mất rừng là khó tránh khỏi.

- Thứ hai, giả sử đóng cửa rừng tự nhiên và Nhà nước sẽ cấp kinh phí để quản lý bảo vệ thì liệu trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, nguồn ngân sách hạn hẹp, nhất là các tỉnh nghèo ngân sách liệu có kham nổi không? Nếu không lo nổi nguồn ngân sách để quản lý bảo vệ rừng đồng nghĩa với việc bỏ mặc rừng tự nhiên và rừng sản xuất, không ai quản lý bảo vệ cả thì việc mất rừng là điều tất yếu.

- Thứ ba, khi thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định 200/CP của Chính phủ, một số lâm trường đã chuyển sang công ty lâm nghiệp, hoạt động theo phương án đã được phê duyệt. Trong đó có một số công ty tổ chức khai thác, chế biến gỗ khai thác từ rừng tự nhiên.

 Nếu đóng cửa rừng tự nhiên đồng nghĩa với việc giải thể, phá sản các công ty lâm nghiệp bởi lẽ: Phương án mới về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại các công ty lâm nghiệp chưa ra đời. Loại bỏ phương án cũ thì các công ty lâm nghiệp xoay xở thế nào với các vấn đề như lực lượng lao động, nhà máy, phương tiện phục vụ... Đây là bài toán khó nhất, nên chăng đóng cửa rừng tự nhiên phải có lộ trình để nhà nước sắp xếp ổn thỏa các công ty lâm nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho công ty tiếp tục đứng vững và tổ chức lại hợp lý.

- Thứ tư, đóng cửa rừng tự nhiên có nghĩa là nguồn cung cấp gỗ nội địa từ rừng tự nhiên theo đường chính thống sẽ chấm dứt. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng gỗ rừng tự nhiên của nhà nước và nhân dân còn rất lớn. Gỗ nhập khẩu, gỗ rừng trồng chưa thể thay thế gỗ rừng tự nhiên của nội địa được.

 Một hậu quả khôn lường là chắc chắn sẽ tăng nguồn gỗ lậu, vì đã có “cầu” chắc chắn sẽ có “cung”. Giá cả các mặt hàng gỗ sẽ cao, hấp dẫn cho các hoạt động buôn gỗ, khai thác gỗ lậu. Cuộc chiến bảo vệ rừng sẽ nóng bỏng hơn bao giờ hết, trong khi đó các công ty lâm nghiệp chao đảo do chưa tổ chức lại sản xuất, không có tiền quản lý bảo vệ rừng...

Do vậy chúng tôi đề nghị: Đóng cửa rừng tự nhiên phải có lộ trình. Đối với những đơn vị không làm tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng (những đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa có phương án điều chế rừng giai đoạn 2010-2045, những đơn vị vi phạm quy trình khai thác, những đơn vị quản lý bảo vệ rừng kém hiệu quả…) thì đóng của rừng là hợp lý.

Còn những đơn vị làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có phương án điều chế rừng giai đoạn 2010-2045 cho đến khi nhà nước sắp xếp lại, tổ chức lại cho phù hợp với xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp, tạo điều kiện cho những công ty lâm nghiệp này tiếp tục đứng vững và phát triển.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm